Kiến thức dược liệu

Tổng hợp tất cả 4 cách ngâm rượu mật ong rừng đúng và ngon nhất

Tổ ong rừng sau khi khai thác lấy mật xong đừng vội vứt đi vì chúng ta hoàn toàn có thể tận dụng các phần bỏ đi này để ngâm rượu. Rượu mật ong rừng không chỉ thơm ngon mà còn rất bổ dưỡng. Trong chia sẻ hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu 3 cách ngâm rượu mật ong rừng – cụ thể là loài Ong Khoái và ong Ruồi

Ong Khoái – ong mật khổng lồ núi rừng Đông Nam Á

Ong Khoái là loại ong rừng cho mật phổ biến nhất hiện nay, chúng còn được biết đến là ong mật khổng lồ Đông Nam Á. Loại ong này thường được phân bố chủ yếu ở khu vực rừng núi hoang dã. Ở Việt Nam, ong Khoái được tìm thấy chủ yếu ở vùng núi Tây Bắc.

  • Tên khoa học: Apis dorsata
  • Lớp cao hơn: Ong mật
  • Loài (species): A. dorsata
  • Phân chi (subgenus): (Megapis)
  • Cấp độ: Loài
  • Giới (regnum): Animalia

Là loài ong hung dữ với kích thước to lớn, con trưởng thành có thể dài từ 17mm-20mm. Tổ ong khoái rất to, tổ thường có hình bánh. Tổ nhỏ cũng bằng cái nón, tổ to bằng 2 sải tay người người lớn, một tổ ong có thể cho từ 2 lít đến 9 lít mật nguyên chất.

Ong Khoái không chỉ to mà con rất hung dữ

Tổ ong Khoái ngoài lấy mật còn là nguyên liệu chính để ngâm rượu mật ong rừng. Hằng năm, bắt đầu từ tháng 3 đến hết tháng 6 thợ săn mật bắt đầu lên rừng tìm tổ, đây cũng là khoảng thời gian mật ngon và bổ nhất.

Mật ong Khoái tự nhiên sẽ có màu vàng chanh hoặc vàng sậm tùy vào thời điểm thu hoạch là đầu mùa hay cuối mùa. Mật chất lượng sẽ có mùi thơm đặc trưng và vị ngọt thanh nhưng hơi chua.

Không phải cả tổ ong Khoái đều chứa mật, cũng không phải dùng cả tổ ông Khoái để ngâm rượu. Vì vậy cần tìm hiểu kỹ cấu tạo của Tổ ong Khoái, từ đó mới biết được phần nào dùng để ngâm rượu mật ong rừng là tốt nhất.

Cấu tạo tổ ong Khoái

Các loại ong rừng nói chung và ong Khoái nói riêng, cấu tạo tổ ong sẽ gồm 3 phần: Bọng mật, Phấn hoa và Nhộng non

Cấu tạo tổ ong Khoái gồm 3 phần: bầu mật, phấn hoa và nhộng non

1-Bọng mật

Hay còn có tên gọi khác là Bầu mật. Đây là phần quan trọng nhất của tổ chứa đầy mật ong. Phần sáp này chỉ có mật, không có phấn hoa, không có nhộng non. Nên thông thường khi khai thác sẽ chỉ lấy phần này chứ không lấy cả tổ (trừ trường hợp muốn ngâm rượu).

Phần bọng mật chỉ vắt để lấy mật, không dùng để ngâm rượu. Rượu ngâm bọng mật sẽ không ngon vì chủ yếu là vị ngọt và vị mật ong.

2-Phấn hoa

Tiếp giáp ngay với Bọng mật là phần phấn hoa. Phấn hoa của ong Khoái rất thơm do tổng hợp phấn của nhiều loại hoa khác nhau. Phấn hoa của ong rừng nhão và ướt chứ không khô như ong nhà.

Phấn hoa của ong Khoái rừng có thể dùng để ngâm rượu mật ong rừng được.

Nhộng non của Tổ ong Khoái ngâm rượu là ngon nhất

3-Nhộng non

Phần cuối cùng của tổ ong Khoái chính là Nhộng non. Nhộng non cũng chiếm diện tích lớn nhất trong cả tổ chủ yếu để sinh sản và nuôi dưỡng đàn ong non. Vì vậy, phần Nhộng non hầu như không chứa mật mà chỉ có ong non. Trường hợp nhộng non chứa mật cũng có nhưng hiếm gặp.

Nhộng non cũng là phần ngâm rượu ngon và ngậy nhất.

Dựa vào tìm hiểu trên đây thấy rằng không phải cả tổ ong đều cho mật và không phải phần nào của tổ ong cũng có thể ngâm rượu.

Ngâm rượu mật ong rừng với ong Khoái

Ngâm rượu mật ong rừng từ ong Khoái thường sẽ ngâm từng phần của tổ ong ví dụ như ngâm rượu phấn hoa ong Khoái hoặc ngâm rượu nhộng non ong Khoái.

Mật ong khoái là loại mật ong rừng vô cùng chất lượng

Tỷ lệ, cách ngâm và thành phần sẽ như sau.

Ngâm rượu phấn hoa ong Khoái

  • Phấn hoa ong Khoái: 1kg-1.3kg
  • Rượu nếp trắng ngon: 5 lít

Sau khi ngâm khoảng 4 tháng phần phấn hoa sẽ tan vào rượu và tạo thành một lớp bột màu vàng dưới đáy bình (có màu như màu phù sa). Rượu thành phẩm có mùi thơm và màu vàng sậm.

Khi rót rượu phải nhẹ nhàng để tránh phần bột dưới đáy bị khuấy động và hòa vào cùng rượu. Như thế uống sẽ không ngon. Sau khi phấn hoa đã tan hết có thể chắt rượu ra một bình khác để loại bỏ phần bột cũng được.

Phân hoa mật ong Khoái ngâm rượu thơm và hấp dẫn

Ngâm rượu nhộng non ong Khoái

Với một người sành rượu không thể bỏ qua công thức ngâm rượu mật ong rừng từ nhộng non của ong Khoái. Rượu nhộng non ngậy, thơm và có màu vàng sậm đặc trưng. Rượu có thể sử dụng ngay sau 4 tháng, ngon nhất là để sau 6 tháng. Phần nhộng non khi ngâm rượu sẽ không bị tan ra giống như phấn hoa, mà giữ nguyên được hình dánh ban đầu. Tỷ lệ như sau:

  • Nhộng non: 1kg-1.3kg
  • Rượu nếp trắng: 5 lít (độ cồn từ 35 độ đến 40 độ)

Đối với rượu mật ong rừng, rượu phải là rượu nếp (có thể dùng rượu tẻ trong trường hợp không có rượu nếp) chứ không dùng rượu ngô hay bất cứ loại rượu nào khác.

Rượu nhộng non của ong Khoái rất ngậy

Để ngâm rượu mật ong rừng được thơm, ngon, ngậy và vàng ươm cần chú ý như sau

  • Cả phần Phấn hoa và Nhộng sau khai thác rất nhanh hỏng, nên phải được ngâm rượu luôn trong vòng từ 24h-48h. Để quá lâu phấn hoa có thể bị mốc hoặc lên men, trong khi phần nhộng hoa có thể hỏng ngay lập tức. Vì vậy khi đặt mua bên ngoài cần lưu ý thời gian khai thác để không mua phải hàng đã hỏng hoặc kém chất lượng.
  • Rượu nhộng ong sau 12 tháng nếu chưa sử dụng hết nên cho thêm một chút rượu mới để tăng nồng độ cồn. Như vậy rượu không bị hỏng mà lại để được lâu hơn.
  • Sau 2 năm chưa sử dụng hoặc sử dụng chưa hết thì nên chiết rượu ra một bình mới đồng thời bỏ phần bã từ nhộng và sáp ong.

Ngâm kết hợp Phấn hoa, Nhộng và mật ong

Cách ngâm rượu mật ong rừng này khác cầu kì, trên thực tế rất khó kiếm đủ 3 nguyên liệu trên để ngâm. Nhưng mà rất được ưa chuộng vì thành phần rất tuyệt vời. Rượu ngon, êm dễ uống, rượu có vị ngọt của mật, vị ngậy của nhộng à mùi thơm của phấn.

Nếu ngâm theo cách này tỷ lệ tham khảo sẽ như sau:

  • Phấn hoa: 200gram
  • Mật ong: 150gram
  • Nhộng ong: 800gram
Rượu mật ong Khoái có thể kết hợp giữa phấn hoa, nhộng non và mật ong

Tùy vào khẩu vị và sở thích có thể điều chỉnh tỷ lệ cho hợp lý, muốn thơm cho thêm nhiều phấn hoa hoặc thêm nhộng để rượu ngậy hơn.

Cách ngâm rượu mật ong rừng cả tổ – ong Ruồi

Ngâm rượu mật ong rừng có thể ngâm cả tổ, tuy nhiên không dùng ong Khoái mà sử dụng tổ ong Ruồi. Tổ ong ruồi nhỏ hơn rất nhiều so với tổ ong Khoái.

Ong ruồi cũng là loại ong rừng cho mật khá phổ biến. Ông ruồi có kích thước và khối lượng nhỏ hơn rất nhiều so với ong Khoái. Tổ ong ruồi cũng chỉ to bằng 1 đến 3 bàn tay người lớn.

Related Articles

Check Also
Close
Back to top button