Kiến thức tài chính

Tại sao cần đảm bảo yêu cầu về nguồn lực tài chính cho gói thầu?

Bất kỳ nhà thầu nào cũng cần phải đảm bảo yêu cầu về nguồn lực tài chính cho gói thầu. Điều này để chắc chắn rằng, nhà thầu có khả năng tiến hành các hoạt động đầu tư, sản xuất kinh doanh và đạt lợi nhuận ở mức tối đa. Để biết thêm thông tin bạn hãy theo dõi bài viết sau của Đông Nam Construction.

Yêu cầu về nguồn lực tài chính cho gói thầu là gì?

Bạn có biết nguồn lực tài chính của nhà thầu là gì? Thực tế, nguồn lực tài chính của nhà thầu được hiểu là khả năng đảm bảo nguồn tài chính vững chắc trong mọi hoạt động. Khi có đủ năng lực tài chính, nhà thầu sẽ nhanh chóng huy động vốn để tiến hành những hoạt động: đầu tư, sản xuất kinh doanh. Từ đó, đơn vị này có thể đạt được tối đa mức lợi nhuận.

Trong tất cả các loại hồ sơ mời thầu sẽ luôn có yêu cầu về nguồn lực tài chính cho gói thầu. Đây là yêu cầu bắt buộc mà bên mời thầu đưa ra nhằm chứng minh khả năng tài chính vững mạnh của nhà thầu. Theo quy định, khi triển khai bất kỳ công việc nào, nhà thầu cũng chỉ được tạm ứng một khoản ngân sách nhỏ theo giá trị hợp đồng.

Nếu nhà thầu không có sẵn ngân sách để thực hiện trước các công việc theo hợp đồng thì tính khả thi của gói thầu cũng khó được đảm bảo. Bởi vậy, yêu cầu nguồn lực tài chính cho gói thầu chính là điều kiện để khẳng định rằng nhà thầu có đủ năng lực kinh tế khi đảm nhận gói thầu.

Yêu cầu về nguồn lực tài chính cho gói thầu là điều kiện bắt buộc

Tại sao nhà thầu cần chứng minh nguồn lực tài chính?

Các đơn vị, doanh nghiệp muốn tham gia đấu thầu đều bắt buộc phải chứng minh nguồn lực tài chính. Thủ tục này đóng vai trò vô cùng quan trọng và cần thiết. Bởi nó sẽ chứng minh, đảm bảo rằng nhà đầu tư có đủ khả năng kinh tế chi trả cho: nhân sự, máy móc, thiết bị, kỹ thuật…

Bên cạnh đó, nhà thầu cũng cần có đủ năng lực, chuyên môn để đảm nhận dự án, đảm bảo đúng tiến độ thi công công trình như đã cam kết. Khi chứng minh nguồn lực tài chính, công ty/doanh nghiệp tham gia đấu thầu phải có tài khoản hành chục tỷ đồng tại ngân hàng. Hoặc có tài sản thế chấp với giá trị tương đương nhằm dễ dàng huy động vốn, vay nóng.

Theo Thông tư 03/2015/TT-BKHĐT do Bộ Kế hoạch và xây dựng ban hành vào năm 2015 thì bên đưa ra gói thầu sẽ lựa chọn nhà thầu có khả năng đáp ứng đủ yêu cầu về năng lực tài chính. Đồng thời, đơn vị này cũng đề ra mức giá hợp lý nhất cho từng gói thầu.

Tất cả các cá nhân, doanh nghiệp đều phải tuân thủ quy định của luật pháp về quá trình thẩm định, xét duyệt hồ sơ mời thầu. Nhà mời thầu sẽ đưa ra yêu cầu phù hợp dựa vào quy mô, tính chất công trình. Mọi nội dung luôn đảm bảo tính công khai, minh bạch, cạnh tranh công bằng nhất.

Đơn vị, doanh nghiệp tham gia đấu thầu phải chứng minh nguồn lực tài chính

Nguồn lực tài chính cho gói thầu quy định như thế nào?

Theo quy định của pháp luật Việt Nam, nguồn lực tài chính được tính bằng tổng các tài sản có thanh khoản cao, khoản tín dụng hoặc nguồn tiền khác. Trong đó, tài sản có khả năng thanh khoản cao chính là tiền mặt, tài sản tương đương tiền mặt. Bên cạnh đó còn có công cụ tài chính ngắn hạn, chứng khoán sẵn sàng để bán, chứng khoán dễ bán.

Ngoài ra còn có các khoản phải thu tài chính ngắn hạn hay những loại tài sản mà có thể nhanh chóng chuyển đổi sang tiền mặt trong vòng 1 năm. Công thức tính yêu cầu về nguồn lực tài chính cho gói thầu được quy định như sau:

Gói thầu có thời gian hợp đồng từ 12 tháng trở lên

Đối với các gói thầu có thời gian tiến hành hợp đồng từ 12 tháng trở lên thì yêu cầu về khả năng tài chính cho gói thầu được xác định theo công thức: t x (Giá gói thầu/thời gian thực hiện hợp đồng (tính theo tháng)). Trong công thức này, hệ số “t” thường là 3.

Gói thầu có thời gian hợp đồng dưới 12 tháng

Các gói thầu có thời gian thực hiện hợp đồng dưới 12 tháng thì yêu cầu về nguồn lực tài chính được xác định theo công thức: 30% x Giá gói thầu. Chúng ta có thể dựa vào công thức để tính toán cho chính xác nhất.

Mỗi gói thầu sẽ có quy định khác nhau về nguồn lực tài chính

Căn cứ chứng minh về năng lực tài chính của nhà thầu

Căn cứ nội dung Điều 15 Nghị định 63/2014/NĐ-CP về quу định nguуên tắc đánh giá hồ ѕơ dự thầu thì năng lực tài chính của nhà thầu sẽ được chứng minh dựa vào các nguyên tắc đánh giá hồ sơ dự thầu. Cụ thể:

  • Thứ nhất, khi đánh giá hồ sơ dự thầu cần căn cứ vào tiêu chuẩn và các yêu cầu khác trong hồ sơ mời thầu. Để chọn được nhà thầu có đủ năng lực tài chính, kinh nghiệm chuyên môn, áp dụng giải pháp khả thi cho gói thầu thì phải căn cứ vào hồ sơ đã nộp, tài liệu giải thích và biện chứng về hồ sơ dự thầu.
  • Thứ hai, trong trường hợp có sự khác nhau giữa bản gốc và bản chụp dẫn đến kết quả đánh giá khả năng tài chính, kinh nghiệm của nhà thầu khác nhau ở hai bản. Đồng thời, việc sai khác làm thay đổi xếp hạng của nhà thầu thì hồ sơ dự thầu của đơn vị đó sẽ bị loại ngay lập tức.

Như vậy theo quy định trên, quy trình đánh giá hồ sơ dự thầu cần dựa vào tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu và những yêu cầu khác nêu rõ trong hồ sơ mời thầu. Có nghĩa là, để chứng minh năng lực tài chính trong đấu thầu, chúng ta phải dựa vào từng yêu cầu trong hồ sơ mời thầu. Từ đó mới có thể nắm rõ căn cứ chứng minh tài chính được quy định như thế nào.

Các nguyên tắc đánh giá hồ sơ dự thầu được cung cấp rõ ràng

Nhà thầu cần chuẩn bị những gì để chứng minh nguồn lực tài chính?

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 15 Nghị định ѕố 63/2014/NĐ-CP của Chính phủ về việc đánh giá hồ ѕơ dự thầu: Việc đánh giá phải căn cứ ᴠào tiêu chuẩn đánh giá hồ ѕơ dự thầu của các nhà thầu cùng những уêu cầu khác trong hồ ѕơ mời thầu. Đồng thời, cũng phải căn cứ ᴠào hồ ѕơ dự thầu đã nộp, tài liệu giải thích, làm rõ hồ ѕơ của nhà thầu để có thể chọn ra nhà thầu đủ năng lực về tài chính, kinh nghiệm và chiến lược tốt nhất cho gói thầu.

Hiện nay có rất nhiều cách làm nguồn lực tài chính cho gói thầu. Tuy nhiên cách đơn giản nhất là nhà thầu nộp kèm theo bản scan cam kết của tổ chức tín dụng hoạt động hợp pháp tại Việt Nam. Nội dung cam kết sẽ cung cấp tín dụng cho nhà thầu để tiến hành gói vay đang xét với hạn mức tối thiểu bằng giá trị được yêu cầu trong bộ hồ sơ mời thầu.

Mặt khác, nhà thầu có thể kê khai chi tiết các khoản tiền mặt, công cụ tài chính ngắn hạn, các khoản thu tài chính ngắn hạn, hạn mức tín dụng do ngân hàng cấp…. Sau đó trừ đi nguồn lực tài chính mỗi tháng cho các hợp đồng đang trong quá trình thực hiện dở dang. Cuối cùng sẽ tính ra được số tiền còn lại lớn hơn hoặc bằng với số tiền theo yêu cầu trong hồ sơ mời thầu.

Nhà thầu cần chuẩn bị đủ điều kiện để chứng minh nguồn lực tài chính

Kết luận

Trên đây là những thông tin liên quan đến yêu cầu về nguồn lực tài chính cho gói thầu mà Đông Nam Construction muốn chia sẻ đến bạn đọc. Nếu các đơn vị, doanh nghiệp muốn tham gia dự thầu, trúng thầu thì cần nắm rõ các quy định liên quan. Như vậy, cơ hội trở thành nhà thầu để triển khai dự án mới thực sự khả thi.

Related Articles

Back to top button