Kiến thức dược liệu

7 tác hại của mật ong khi dùng sai cách ai cũng nên biết

Mật ong được tạo ra từ chất ngọt do loài ong vất vả thua thập được từ những bông hoa. Ai cũng biết mật ong có tác dụng tuyệt vời với sức khỏe và làm đẹp. Tuy nhiên còn có 7 tác hại của mật ong khi sử dụng sai đối tượng và sai cách. Cùng tìm hiểu cụ thể qua bài viết dưới đây để không phạm phải nhé.

Tác dụng của mật ong

Từ xưa đến nay mật ong đã nổi tiếng và được ứng dụng vào nhiều hoạt động khác nhau từ chế biến món ăn đến làm thuốc chữa bệnh hay làm đẹp. Một số tác dụng chính của mật ong có thể kế đến là: Chữa ho, kháng khuẩn, chữa bỏng khẩn cấp,… Ngoài ra mật ong còn được dùng để hỗ trợ điều trị đái tháo đường cũng như đem lại hiệu quả điều trị tích cực cho người bị vết thương hở.

Mật ong nên dùng cùng với gì?

Để đạt được hiệu quả tốt hơn thì không nên dùng mật ong thuần túy mà nên kết hợp cùng một số thực phẩm khác tùy vào mục đích sử dụng. Nếu như bạn muốn trị ho, hỗ trợ tiêu hóa, giải cảm hay giữ ấm cơ thể thì nên kết hợp mật ong với gừng. Nếu muốn tăng gia vị món ăn, hỗ trợ thải độc hay chống lại nguy cơ mắc ung thư thì có thể ăn mật ong cùng hạt tiêu.

Sự kết hợp của mật ong và nghệ có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm và ức chế khả năng phát triển của khối u trong dạ dày. Những ai đang cần tăng sức đề kháng chống lại bệnh tật nhất là bệnh ung thư thì có thể pha mật ong chanh để uống.

Tác hại của mật ong

Tác hại của mật ong khi dùng sai cách có thể kể đến 7 tác hại chính sau đây:

Gây táo bón và đầy hơi

Tỏi ngâm mật ong rất tốt cho việc trị ho ở trẻ nhỏ. Tuy nhiên khi dùng quá nhiều có thể dẫn đến chứng đầy hơi, táo bón. Tình trạng này còn nghiêm trọng hơn ở các bé nhỏ.

Gây đi ngoài, đau bụng

Có một số người cơ địa của họ không phù hợp để ăn ngọt. Vì vậy khi dùng mật ong – một thực phẩm cực kỳ ngọt sẽ dễ bị đau bụng và đi ngoài.

Chức năng tiêu hóa rối loạn

Trong mật ong có chứa các chất axit tự nhiên. Khi bạn nạp quá nhiều mật ong vào người thì sẽ làm tăng lượng axit này lên trong cơ thể. Lượng axit này khi tác động qua loại với các thực phẩm khác có chứa axit sẽ dẫn đến chứng rối loạn đường tiêu hóa. Biểu hiện đa dạng như: Đầy bụng, khó tiêu, nôn ói, đi ngoài,…

Tăng nồng độ đường ở người mắc tiểu đường

Trong mật ong có chứa 2 loại đường là fructozo và glucozo cùng một số axit và amin khác. Mật ong hoàn toàn không chứa chất xơ. Vì vậy khi dùng quá nhiều mật ong trong thời gian dài sẽ khiến lượng đường trong máu tăng lên.

Bệnh nhân tiểu đường sẽ bị nghiêm trọng hơn. Vì vậy không chỉ là bệnh nhân tiểu đường mà ngay cả người bình thường khỏe mạnh cũng không nên dùng mật ong quá nhiều.

Tăng cân do mật ong

Nghe có vẻ lạ đúng không vì nhiều người cho rằng ăn mật ong giúp giảm cân. Thật ra cả hai đều đúng, mật ong có lúc gây tăng cân, có lúc gây giảm cân, nguyên nhân nằm ở cách sử dụng. Nếu bạn uống mật ong pha cùng nước ấm và có thêm chanh thì sẽ giảm cân. Ngược lại bạn ăn mật ong nguyên chất hay chấm bánh với mật ong thì sẽ làm tăng lượng calo và gây nên béo phì.

Tác hại của mật ong gây dị ứng

Những ai bị dị ứng phấn hóa hay dị ứng côn trùng thì có nguy cơ cao bị dị ứng mật ong. Do đó các đối tượng trên nên thử nghiệm dùng một lượng nhỏ mật ong trước rồi xem xét tăng số lượng hoặc dừng không dùng nữa.

Mật ong làm hại răng

Trong mật ong hàm lượng chất axit tự nhiên rất cao. Chất này có khả năng thu hút vi khuẩn axit phlic, đây là nguyên nhân khởi phát bệnh sâu răng. Vì vậy không nên cho trẻ em ăn nhiều mật ong vì men răng của các con còn kém dễ gây ra sâu răng.

Đối tượng hạn chế dùng mật ong

Mật ong rất tốt nhưng không phải ai cũng có thể sử dụng được. Mật ong chỉ nên được dùng cho các bé trên 1 tuổi và người lớn. Trẻ nhỏ dưới một tuổi nhất là trẻ sơ sinh rất nhạy cảm với bào tử Clostridium botulinum trong mật ong. Các bào từ đó là vi khuẩn rất hay xâm nhập vào mật ong, hệ miễn dịch của bé sơ sinh lại quá non yếu chưa đủ sức chống lại. Vì vậy nếu cho sử dụng có thể dẫn đến tình trạng ngộ độc, khi không được sơ cứu kịp thời sẽ có nguy cơ tử vong.

Những người nhạy cảm với phấn hoa hay dị ứng với hoa cũng không nên dùng mật ong. Vì có thể gây ra các phản ứng nghiêm trọng với cơ thể thậm chí là tử vong. Dấu hiệu dị ứng mật ong bao gồm: Buồn nôn, khò khè, nhịp tim bất ổn, toát mồ hôi hoặc ngất xỉu cần nhanh chóng đưa đến bệnh viện.

Những bệnh nhân tiểu đường tuýp 2 cũng không nên dùng mật ong vì thực phẩm này có thể làm tăng lượng đường trong máu. Ngay cả mật ong tự nhiên thì tác hại đối với người tiểu đường cũng tương tự như đường trắng hay đường nâu thậm chí còn chứa nhiều calo và carbohydrate hơn.

Cách bảo quản mật ong được lâu

Một khi mật ong đã xuất hiện các bọt khí thì không nên để lâu nữa. Trong mật ong có chứa một lượng đường lớn nên có tính hút nước, do sơ suất trong quá trình bảo quản khiến lượng nước tăng lên. Khi lượng nước này tăng lên quá 20% sẽ làm cho nấm men phát triển và phân giải các thành phần dinh dưỡng của mật ong khiến mật ong bị biến chất. Bọt khí là một dấu hiệu cho thấy sự biến chất này. Mặc dù có bọt khí không phải là hỏng hẳn nhưng cũng không nên để lâu nữa.

Để bảo quản mật ong được lâu và tránh được các tác hại của mật ong thì bạn không nên bảo quản chúng trong các đồ đựng bằng kim loại. Vì trong mật ong có thành phần axit hữu cơ và đường do tác động của men khiến một phần các chất trên biến thành axit ethylenic. Chất này sẽ dần bào mòn lớp kim loại và làm tăng thêm nồng độ kim loại trong mật ong. Từ đó thành phần dinh dưỡng của mật ong bị phá hoại, sử dụng rất có hại.

Có thể khẳng định lại một lần nữa, mật ong rất tốt và bổ dương cũng tương đối lành tính. Tuy nhiên không phải vì vậy mà ai cũng có thể dùng mật ong và dùng với lượng tùy thích. Nếu dùng sai cách tác hại của mật ong sẽ để lại những hậu quả khôn lường nguy hiểm cho sức khỏe. Bạn đã kịp ghi nhớ 7 tác dụng phụ tiêu cực của mật ong để lưu ý khi sử dụng cho bản thân và những người thân yêu chưa?

Nguyễn Khuyên

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Related Articles

Back to top button