Danh sách ngân hàng bị kiểm soát đặc biệt, cập nhật mới nhất!
Danh sách các ngân hàng thuộc diện kiểm soát đặc biệt do làm ăn yếu kém, có nguy cơ mất khả năng chi trả, không duy trì tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu liên tiếp được cập nhật. Theo thông tin mới nhất, 4 ngân hàng bị kiểm soát đặc biệt sẽ bị chuyển giao bắt buộc, riêng SCB đang xây dựng phương án tái cơ cấu.
I. Khi nào ngân hàng bị kiểm soát đặc biệt?
Khi nghe tin một ngân hàng bị kiểm soát đặc biệt, từ người dân gửi tiền, đối tác, nhà đầu tư cho đến nhân viên ngân hàng đều cảm thấy hoang mang. Thế nhưng liệu một ngân hàng bị kiểm soát đặc biệt liệu có phá sản không? Người gửi tiết kiệm có mất tiền không? Liệu ngân hàng có còn khả năng hồi phục không?
Theo Điều 145 Luật Các tổ chức tín dụng 2010, khi một ngân hàng có nguy cơ mất khả năng chi trả thì phải kịp thời báo cáo với Ngân hàng Nhà nước về thực trạng tài chính cũng như nguyên nhân và các biện pháp đã áp dụng hay dự kiến áp dụng để khắc phục.
Ngân hàng hoạt động yếu kém, nhiều sai phạm sẽ bị kiểm soát đặc biệt
Tại Điều 146 Luật Các tổ chức tín dụng quy định: Kiểm soát đặc biệt là một tổ chức tín dụng, ngân hàng bị đặt dưới sự kiểm soát trực tiếp của Ngân hàng Nhà nước do có nguy cơ mất khả năng thanh toán hay chi trả.
Ngân hàng Nhà nước có trách nhiệm kiểm tra và phát hiện kịp thời những trường hợp có nguy cơ mất khả năng chi trả, nợ xấu cao, lỗ lũy kế lớn hơn 50% giá trị thực của vốn điều lệ và các quỹ dự trữ, mất khả năng thanh toán, bị xếp loại yếu kém trong 2 năm liên tục, không duy trì được tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu. Lúc này, ngân hàng Nhà nước sẽ xem xét đặt tổ chức tín dụng đó vào tình trạng kiểm soát đặc biệt
Việc kiểm soát đặc biệt một ngân hàng, tổ chức tín dụng là biện pháp nghiệp vụ nhằm kiểm soát và hạn chế những tác động tiêu cực đến ngân hàng đó và cả hệ thống ngân hàng. Người gửi tiền vẫn được đảm bảo quyền lợi ngay cả khi đó là “ngân hàng 0 đồng” – tức là được ngân hàng Nhà nước mua lại với giá 0 đồng, chuyển giao quyền sở hữu cho Nhà nước.
Ngân hàng Nhà nước sẽ cử người có trình độ chuyên môn để quản lý
Khi một ngân hàng được đặt vào diện “kiểm soát đặc biệt”, Ngân hàng Nhà nước sẽ lựa chọn và chỉ định ra những nhân sự có kinh nghiệm, năng lực, trình độ chuyên môn từ các ngân hàng của nhà nước ( Vietinbank, Agribank, Vietcombank, BIDV) tham gia quản trị, điều hành nhà băng này.
Khi một ngân hàng yếu kém được ngân hàng Nhà nước đặt dưới sự kiểm soát đặc biệt, những khoản tiền gửi của người dân tại ngân hàng đều được nhà nước đảm bảo trong mọi trường hợp, đồng thời, ngân hàng Nhà nước sẽ phối hợp với các bộ, ngành để thực hiện các giải pháp cần thiết giúp cho ngân hàng hoạt động an toàn, lành mạnh.
Xem thêm: Lãi suất tiết kiệm ngân hàng nào cao nhất?
II. Thẩm quyền của ngân hàng Nhà nước với tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt
Khi một ngân hàng hay tổ chức tín dụng bị kiểm soát đặc biệt, ngân hàng Nhà nước có quyền yêu cầu chủ sở hữu tăng vốn, lên kế hoạch tái cơ cấu hoặc sáp nhập, hợp nhất, mua lại… nếu chủ sở hữu không có khả năng tăng vốn.
Ngân hàng Nhà nước có quyền chỉ định tổ chức tín dụng khác góp vốn, mua cổ phần của tổ chức đang bị kiểm soát đặc biệt trong trường hợp tổ chức này không có khả năng thực hiện yêu cầu của ngân hàng Nhà nước hoặc khi lỗ lũy kế vượt quá giá trị thực của vốn điều lệ và các quỹ dự trữ. Việc góp vốn, mua cổ phần được thực hiện theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.
Ngân hàng Nhà nước có quyền kiểm soát đặc biệt với ngân hàng yếu kém
III. Tổ chức tín dụng bị kiểm soát đặc biệt có trách nhiệm gì?
Khi một ngân hàng, tổ chức tín dụng bị kiểm soát đặc biệt, Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc (Giám đốc) của ngân hàng đang được kiểm soát đặc biệt có trách nhiệm xây dựng phương án củng cố tổ chức, trình Ban kiểm soát thông qua và tổ chức triển khai thực hiện phương án đó.
Đồng thời, tổ chức cần phải tiếp tục quản trị, kiểm soát, điều hành hoạt động và bảo đảm an toàn tài sản của tổ chức tín dụng, chấp hành yêu cầu của Ban kiểm soát đặc biệt liên quan đến việc tổ chức, quản trị, điều hành.
IV. Danh sách các ngân hàng đang bị kiểm soát đặc biệt
1. SCB – Ngân hàng TMCP Sài Gòn
Mới đây, SCB liên tiếp chấm dứt hoạt động của các phòng giao dịch trên địa bàn TP Hồ Chí Minh và Hà Nội, mọi quyền lợi và giao dịch của khách hàng tại các phòng giao dịch đóng cửa đều được đảm bảo thực hiện đầy đủ tại các điểm giao dịch khác.
Ngày 15/10/2022, Ngân hàng Nhà nước ra quyết định kiểm soát đặc biệt đối với ngân hàng SCB nhằm ổn định hoạt động của ngân hàng này và từng bước hạn chế những khó khăn, từng bước nâng cao, khôi phục lại.
Trong năm 2022, do tác động của những doanh nghiệp, tập đoàn, cá nhân sai phạm liên quan đến niềm tin của người gửi tiền ở ngân hàng này. Hàng loạt tin đồn thất thiệt xuất hiện trên khiến lượng lớn người dân rút tiền gửi trước hạn. Do đó, Ngân hàng Nhà nước phải kiểm soát đặc biệt đối với SCB, đảm bảo quyền lợi cho người gửi tiền để tránh tâm lý tiêu cực, bất an cho khách hàng.
Bài viết liên quan: Lãi suất ngân hàng SCB mới nhất
2. DongABank – Ngân hàng Đông Á
DongABank là một trong 4 ngân hàng trong diện kiểm soát đặc biệt và sẽ được chuyển giao bắt buộc. Mặc dù chưa bị mua lại, vẫn đang kiểm soát đặc biệt và chờ xử lý.
Vào ngày 14/8/2015, Ngân hàng Nhà nước chính thức công bố tình hình tại ngân hàng Đông Á và quyết định kiểm soát đặc biệt đối với ngân hàng này.
Kết quả thanh tra cho thấy từ năm 2012 trở về trước, Ngân hàng Đông Á đã có nhiều vi phạm về quản lý tài chính, cấp tín dụng… làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình hình tài chính và hoạt động.
Nhiều chức vụ lãnh đạo chủ chốt của DongA Bank sẽ bị miễn nhiệm, đình chỉ, đồng thời ngân hàng Nhà nước sẽ phối hợp chặt chẽ với các cơ quan bảo vệ pháp luật xử lý nghiêm các tập thể, cá nhân vi phạm pháp luật gây thất thoát tài sản nhà nước và nhân dân.
Từng có tài sản lên tới hơn 87.100 tỷ đồng, hoạt động cho vay tại DongABank chìm trong sụt giảm suốt nhiều năm. Kể từ khi thuộc diện kiểm soát, ngân hàng này đã không cập nhật bất cứ thông tin, báo cáo tài chính nào lên website chính thức. Tuy nhiên, theo số liệu được công bố, tính đến 31/12/2022. dư nợ cho vay của ngân hàng đạt 102% kế hoạch, huy động vốn từ khách hàng đạt 98% kế hoạch và đã đẩy mạnh thu hồi và xử lý nợ rủi ro.
Tìm hiểu thêm: Lãi suất ngân hàng Đông Á mới nhất
3. CBBank – Ngân hàng Xây dựng
CBBank là 1 trong 3 “ngân hàng 0 đồng” sẽ bị mua bắt buộc. Trước đó, ngân hàng Nhà nước đã giao Vietcombank hỗ trợ công tác quản lý và điều hành ngân hàng này.
Hiện, ngân hàng Nhà nước đang chỉ đạo thực hiện các nội dung tiếp theo để trình Chính phủ phê duyệt phương án tái cấu trúc các ngân hàng này theo trình tự, thủ tục quy định.
4. OceanBank – Ngân hàng Đại Dương
Ngân hàng Đại Dương OceanBank cũng là 1 trong 3 ngân hàng 0 đồng sẽ bị ngân hàng Nhà nước mua lại sau một thời gian bị kiểm soát đặc biệt.
Trước đó, tại OceanBank đã diễn ra nhiều sai phạm nghiêm trọng và kéo dài, gây thiệt hại hơn 2.000 tỷ đồng thế nhưng không được Ban kiểm soát phát hiện và xử lý. Dù tổn thất tài chính nặng nề, OceanBank không có các giải pháp khả thi để tăng vốn điều lệ, đảm bảo mức vốn pháp định theo yêu cầu.
Đầu tháng 2/2015, ngân hàng Nhà nước đã mua bắt buộc toàn bộ cổ phần của các cổ đông hiện hữu và trở thành chủ sở hữu với 100% vốn điều lệ, chấm dứt lợi ích và tư cách cổ đông của các cổ đông hiện hữu của ngân hàng này và chỉ định Vietinbank tham gia quản trị, điều hành
Việc trực tiếp mua lại cổ phần này giúp ngân hàng Nhà nước chủ động tái cơ cấu ngân hàng Đại Dương và đảm bảo chi trả tiền gửi cho khách hàng, ngăn ngừa các yếu kém của ngân hàng này lây lan sang các tổ chức tín dụng khác.
Xem thêm: Lãi suất ngân hàng Oceanbank [Cập nhật mới nhất]
5. GPBank – Ngân hàng Dầu khí toàn cầu
GPBank – 1 trong 3 ngân hàng 0 đồng bị chuyển giao bắt buộc sau một thời gian bị kiểm soát đặc biệt. Ông Phạm Huy Thông giữ chức vụ Chủ tịch Hội đồng thành viên GPBank. Ông từng là người gắn bó với VietinBank nhiều năm. Hiện nay, có những tin đồn về việc có thể VPBank sẽ tham gia nhận chuyển giao GPBank.
Trong năm 2022, ngoài việc trình cổ đông việc bán 15% vốn cho nhà đầu tư chiến lược nước ngoài, VPBank cũng trình cổ đông thông qua phương án cơ cấu.
V. Các ngân hàng từng bị kiểm soát đặc biệt và đã tái cơ cấu thành công
Việc một ngân hàng bị kiểm soát đặc biệt không có nghĩa là ngân hàng đó sẽ hoàn toàn sụp đổ. Trong lịch sử ngành ngân hàng Việt Nam, vẫn có những “tấm gương” tái cơ cấu thành công và hoàn toàn “lột xác”.
TienPhongBank – Ngân hàng TMCP Tiên Phong – Nay là TPBank: TienphongBank từng bị ngân hàng Nhà nước kiểm soát đặc biệt khi hoạt động yếu kém. Thế nhưng sau khi được tái cấu trúc và có sự tham gia điều hành, quản lý của ngân hàng Nhà nước, những điểm yếu kém đã dần được khắc phục và hiện nay đã trở thành “ngôi sao sáng” trong ngành.
Navibank nay là ngân hàng TMCP Quốc Dân – NCB
WesternBank nay trở thành PVCombank
Habubank sáp nhập vào ngân hàng SHB
3 ngân hàng Việt Nam Tín Nghĩa, Ngân hàng Đệ Nhất Ficombank và SCB từng sáp nhập thành ngân hàng SCB nhưng hiện nay tiếp tục bị kiểm soát đặc biệt
TrustBank – Đại Tín ngân hàng – Hiện nay là ngân hàng Xây Dựng – CBBank và tiếp tục bị kiểm soát đặc biệt.
Có thể thấy không phải trường hợp nào TOPI liệt kê ở trên cũng có thể tái cơ cấu thành công và có thể sẽ bị ngân hàng Nhà nước mua lại với giá 0 đồng hoặc xấu nhất là phá sản, giải thể. Có thể thấy việc Ngân hàng Nhà nước kiểm soát đặc biệt đối với các ngân hàng yếu kém là cách để giữ cho ngân hàng có thể chống đỡ và có cơ hội phục hồi, không gây ảnh hưởng tiêu cực đến toàn bộ hệ thống.