Kiến thức tài chính

Mẫu biên bản xác nhận công nợ mới nhất 2024

Biên bản xác nhận công nợ là một trong các loại văn bản rất quen thuộc đối với các công ty hoạt động buôn bán. Mẫu biên bản xác nhận công nợ là mẫu biên bản được sử dụng tại các cơ quan và áp dụng cho các cá nhân còn công nợ chưa thanh toán.

Cùng tìm hiểu về mẫu biên bản xác nhận công nợ mới nhất 2024 qua bài viết dưới đây.

1. Công nợ là gì?

Công nợ là thuật ngữ chuyên ngành được sử dụng nhiều trong lĩnh vực doanh nghiệp. Có thể hiểu công nợ là khoản tiền phát sinh khi một cá nhân hoặc doanh nghiệp thực hiện các giao dịch mua bán, trao đổi hàng hóa, dịch vụ, hoặc trong kỳ thanh toán với một cá nhân, doanh nghiệp khác, nhưng không trả (hoặc không trả đủ) tại thời điểm đó mà phải chuyển sang kỳ thanh toán sau.

Công nợ có thể xảy ra giữa cá nhân với cá nhân, doanh nghiệp với cá nhân hay doanh nghiệp với doanh nghiệp. Công nợ được chia thành hai loại như sau:

– Công nợ phải thu: Là số tiền mà một cá nhân hoặc doanh nghiệp đang chờ đợi để thu lại từ khách hàng hoặc đối tác kinh doanh của họ. Qua những lần xuất hàng hóa, sản phẩm cho khách hàng, nhưng họ chưa thanh toán hoặc chỉ mới thanh toán 1 phần.

– Công nợ phải trả: Là số tiền mà cá nhân, doanh nghiệp phải trả cho các đối tác, nhà cung cấp hoặc các bên khác. Đã nhận hàng hóa, dịch vụ nhưng chưa thanh toán hoặc chỉ mới thanh toán 1 phần cho nhà cung cấp.

2. Mẫu biên bản xác nhận công nợ mới nhất năm 2024

Xác nhận công nợ là hoạt động diễn ra sau khi đối chiếu xác nhận các khoản nợ của các chủ thể nhằm làm rõ các vấn đề tài chính giữa các bên mà phát sinh các khoản nợ qua lại. Biên bản xác nhận công nợ được lập ra khi kế toán kiểm tra, kiểm soát xem rằng các khoản nợ của doanh nghiệp với nhà cung cấp, với khách hàng có thực hiện thanh toán đúng theo hợp hay không.

Và khi cần xác nhận lại chính xác những khoản nợ giữa doanh nghiệp với các đối tác, giữa cá nhân với cá nhân thì hai bên tiến hành lập biên bản xác nhận công nợ.

Sau đây là một số mẫu biên bản công nợ mới nhất năm 2024 mà anh có thể tham khảo:

Mẫu 1: https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/DanLuat-BanAn/2024/bien-ban-xac-nhan-cong-no-1.doc

Mẫu 2: https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/DanLuat-BanAn/2024/bien-ban-xac-nhan-cong-no-2.doc

Mẫu 3: https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/DanLuat-BanAn/2024/bien-ban-xac-nhan-cong-no-3.doc

Một số lưu ý khi soạn mẫu biên bản xác nhận công nợ như sau:

– Biên bản xác nhận công nợ không phải là một phần trong giấy vay nợ hay phụ lục của Hợp đồng kinh tế nhưng lại có giá trị pháp lý tương đương. Và đây là một căn cứ quan trọng để các bên thống nhất với nhau về khoản tiền nợ, thời gian trả nợ, lãi suất chậm trả và các vấn đề khác;

– Các thông tin của doanh nghiệp như mã số thuế, địa chỉ hay đối với cá nhân là số căn cước công dân cần được điền một cách đầy đủ và chi tiết.

– Nên thỏa thuận về thời hạn thanh toán, lãi chậm trả, cách giải quyết khi lãi chậm trả…

– Để đảm bảo giá trị pháp lý cho biên bản xác nhận công nợ cần ký tên và đóng dấu đầy đủ.

3. Các bước thực hiện xác nhận công nợ

Để việc xác nhận công nợ được diễn ra một cách nhanh chóng thì:

– Chuẩn bị hồ sơ đầy đủ bao gồm: Biên bản xác nhận công nợ, Bảng kê công nợ, Các chứng từ liên quan đến giao dịch phát sinh công nợ

– Lập biên bản xác nhận công nợ: Đây sẽ là văn bản chính thức ghi nhận kết quả xác nhận kết quả công nợ của hai bên liên quan. Biên bản xác nhận công nợ phải đầy đủ các thông tin sau: Tên, địa chỉ, mã số thuế của hai bên liên quan, Số tiền nợ phải thu, phải trả, ngày xác nhận, chữ ký, đóng dấu của hai bên liên quan.

– Bên có khoản nợ phải thu gửi biên bản xác nhận công nợ cho bên có khoản nợ phải trả, bên có khoản nợ phải trả phải kiểm tra thông tin trên biên bản là chính xác và đầy đủ chưa, đồng thời ký xác nhận.

– Khi bên có khoản nợ phải trả đã ký xác nhận biên bản, thì biên bản sẽ được lưu giữ và có giá trị pháp lý như một thỏa thuận giữa hai bên liên quan về số tiền nợ phải thu, phải trả.

Ngoài ra, công nợ có thể được chuyển giao cho bên thứ ba theo Điều 370 Bộ luật Dân sự 2015 trên cơ sở có sự đồng ý của bên thứ ba đó. Và bên chấp nhận chuyển giao có trách nhiệm thanh toán công nợ.

4. Công nợ có phải nợ công hay không?

Nhiều người hay nhầm công nợ là nợ công, vậy hai khái niệm trên có phải là một hay không?

Theo Luật Quản lý nợ công 2017, quy định về nợ công bao gồm nợ Chính phủ, nợ được Chính phủ bảo lãnh, nợ chính quyền địa phương. Trong đó:

– Nợ Chính phủ là khoản nợ phát sinh từ các khoản vay trong nước, nước ngoài, được ký kết, phát hành nhân danh Nhà nước, nhân danh Chính phủ.

– Nợ được Chính phủ bảo lãnh là khoản nợ do doanh nghiệp, ngân hàng chính sách của Nhà nước vay được Chính phủ bảo lãnh.

– Nợ chính quyền địa phương là khoản nợ phát sinh do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh vay.

Như vậy với khái niệm của công nợ và nợ công thì có thể xác định công nợ không phải nợ công, đây là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau.

Trân trọng!

Related Articles

Back to top button