Khổ qua bao nhiêu calo? Cách ăn khổ qua giảm cân, giữ dáng hiệu quả
Khổ qua là một loại rau quả phổ biến trong chế độ ăn hàng ngày. Ngoài việc được chế biến thành nhiều món ngon, khổ qua còn có công dụng giảm cân và duy trì cân nặng hiệu quả. Vậy khổ qua bao nhiêu calo? Hãy cùng tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây nhé!
1 Khổ qua bao nhiêu calo?
Khổ qua là một loại thực phẩm rất phổ biến trong bữa ăn hằng ngày của gia đình Việt Nam. Trong 100g khổ qua tươi có khoảng 34 kcal tùy theo cách chế biến món ăn. Đây là một lượng calo khá thấp và rất phù hợp những người ăn kiêng đang có nhu cầu giảm cân.[2]
Ngoài ra, lượng calo của các món ăn từ khổ qua cũng ở mức thấp nếu được chế biến hợp lý, vì thế rất phù hợp với chế độ ăn uống của người giảm cân:
- Khổ qua xào trứng gà 150 kcal (100g khổ qua và 2 quả trứng gà).
- Khổ qua nhồi thịt 175 kcal (100g khổ qua và 200g thịt ba chỉ).
Khổ qua có hàm lượng calo khá thấp, khoảng 34 kcal
2Ăn khổ qua có giảm cân không?
Khổ qua cung cấp một lượng lớn chất dinh dưỡng mà lại ít calo. Không những thế, nó còn mang lại nhiều lợi ích về sức khỏe quan trọng, trong đó có khả năng ngăn chặn tích tụ chất béo, giảm lượng đường và cholesterol trong máu. Từ đó có thể hỗ trợ quá trình giảm cân và duy trì cân nặng hiệu quả hơn.
Nếu đang trong quá trình giảm cân, bạn có thể cân nhắc lựa chọn khổ qua để bổ sung vào chế độ ăn uống của mình. Ngoài ra bạn có thể sử dụng toàn bộ cây khổ qua bao gồm quả, hạt và lá… để tận dụng hết các công dụng tốt cho sức khoẻ của loại cây này. [2]
Mướp đắng là lựa chọn ưu tiên để giảm cân và duy trì vóc dáng
3Cách ăn khổ qua giảm cân
Khi muốn giảm cân bằng khổ qua, bạn nên ưu tiên sử dụng nguyên liệu tươi ngon, hạn chế sử dụng dầu mỡ, điều chỉnh khẩu phần ăn theo chế độ ăn uống hợp lý. Dưới đây là một vài gợi ý để bạn có thể tham khảo cách giảm cân bằng khổ qua đơn giản và dễ thực hiện tại nhà.
Khổ qua ướp đá
Thông thường trong các món ăn, khổ qua sẽ được nấu chín. Tuy nhiên, món khổ qua ướp lạnh giúp người ăn thưởng thức sống loại thực phẩm này mà vẫn ít cảm nhận được vị đắng.
Đầu tiên bạn hãy chọn những quả khổ qua còn non và tươi xanh. Sau đó, thái khổ qua thành những lát mỏng, đặt vào tô và ướp đá trong vòng 30 – 40 phút để giảm độ đắng.
Bạn có thể kết hợp với các loại nước chấm như mắm tôm, nước mắm hay rắc ruốc heo lên khổ qua ăn kèm để tăng thêm sự ngon miệng. Tuy nhiên, nếu đang trong chế độ giảm cân thì bạn phải tính thêm lượng calo của các thức ăn đi kèm này.
Khổ qua được thái lát nhỏ, ngâm với đá và có thể ăn kèm với ruốc heo
Canh khổ qua
Canh khổ qua mang hương vị độc đáo, kết hợp giữa vị đắng nhẹ của khổ qua và vị ngọt tự nhiên của thịt cùng nấm mèo. Chỉ với khoảng 175 kcal thì đây là lựa chọn hợp lý cho những bạn đang trong quá trình giảm cân, duy trì cân nặng.
Bên cạnh đó, canh khổ qua còn mang lại lợi ích cho sức khỏe như hỗ trợ tiêu hóa, thanh lọc cơ thể.
Canh khổ qua là một món canh truyền thống, có hương vị đậm đà và bổ dưỡng. Để làm được món ăn thơm ngon này, ta tiến hành theo các bước sau:
- Bước 1: Băm nhuyễn nấm mèo, hành tím, tỏi.
- Bước 2: Trộn chúng với thịt băm và nêm gia vị phù hợp.
- Bước 3: Khổ qua bỏ ruột và rửa sạch sẽ cắt thành từng đoạn.
- Bước 4: Sau khi ướp 15 phút, nhồi nhân vào trái khổ qua.
- Bước 5: Nấu chín khổ qua và thưởng thức.
Canh khổ qua nhồi thịt trong bữa cơm hằng ngày
Khổ qua xào trứng
Khổ qua xào trứng là một món ăn đơn giản, dễ chế biến và thường được ưa thích trong các bữa ăn gia đình. Khổ qua sẽ được cắt thành lát mỏng, sau đó xào chung với trứng đã đánh tan.
Sự kết hợp của độ mềm mịn, béo ngậy của trứng cùng với sự giòn của khổ qua tạo nên một món ăn hấp dẫn. Khổ qua là một thực phẩm giàu chất xơ, trong khi trứng chứa lượng protein dồi dào, do đó món ăn này giúp no lâu, phù hợp cho những bạn muốn giảm cân.
Món ăn đơn giản dễ làm, lựa chọn ưu tiên của các chị em nội trợ
Nước ép khổ qua
Nước ép khổ qua làm từ quả khổ qua tươi, quá trình ép giúp giữ được nguyên vẹn hương vị tự nhiên và các chất dinh dưỡng quan trọng, từ đó giúp cơ thể hấp thụ những dưỡng chất này tốt hơn. Bên cạnh đó, bạn có thể kết hợp khổ qua với các loại trái cây khác như bí đao, táo… để tăng thêm sự đa dạng và giá trị dinh dưỡng.
Nước ép khổ qua có thể giúp giảm tỷ lệ kháng insulin và hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường do làm giảm lượng đường trong máu. Vì thế nước ép khổ qua không chỉ được dùng để giảm cân mà còn để ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường.[3]
Nước ép khổ qua xanh có thể hỗ trợ bạn giảm cân nhanh
Trà khổ qua
Trà khổ qua có màu vàng nhạt và mang một hương thơm nhẹ nhàng với khả năng thanh lọc cơ thể, loại bỏ độc tố, chống ung thư và ngăn ngừa các bệnh mãn tính. Ngoài ra, thức uống này còn giúp hạ đường huyết, giảm cholesterol và hỗ trợ quản lý cân nặng.
Cách làm:
- Bước 1: Thu hoạch các bộ phận của cây khổ qua như hạt, lá và quả.
- Bước 2: Rửa sạch, cắt lát, phơi khô chúng.
- Bước 3: Cho thành phẩm vào lọ thủy tinh, đậy kín nắp và dùng dần trong 2 – 3 tháng.
Trà khổ qua là thức uống tự nhiên giúp giảm cân và tăng cường sức đề kháng
4Tác dụng của khổ qua
- Hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường: Khổ qua có khả năng giúp giảm lượng đường trong máu nhờ chứa thành phần có tác dụng làm giảm đường huyết và cải thiện tiết insulin.
- Hỗ trợ điều trị sỏi thận: Khổ qua cũng có tác dụng lợi tiểu, giúp loại bỏ chất cặn bã và tạp chất trong cơ thể, từ đó giảm nguy cơ tái tạo sỏi thận.
- Hỗ trợ tiêu hoá: Chất xơ trong khổ qua giúp tăng cường quá trình tiêu hóa, hỗ trợ hấp thụ chất dinh dưỡng, cải thiện chức năng tiêu hoá và giảm tình trạng táo bón.
- Làm đẹp da: Khổ qua là thực phẩm giàu vitamin A, từ đó mang lại nhiều lợi ích cho da như làm sáng da, giảm mụn và hỗ trợ điều trị bệnh vảy nến, bệnh chàm…
- Phòng ngừa ung thư: Khổ qua chứa các chất chống oxy hóa mạnh như phenolic, flavonoid. Chúng có khả năng bảo vệ cơ thể chống lại các bệnh như ung thư, lão hóa và các bệnh mãn tính.
Khổ qua có khả năng làm giảm đường huyết
5Ăn nhiều khổ qua có tốt không?
Khổ qua tuy tốt nhưng nếu ăn với liều lượng quá nhiều và tần suất thường xuyên sẽ ảnh hưởng đến sức khoẻ, gây ra các tác dụng phụ không mong muốn như:
- Ảnh hưởng hệ tiêu hoá: ăn quá nhiều khổ qua sẽ tạo cảm giác cồn cào, kích ứng đường ruột, thậm chí gây tiêu chảy.
- Hạ đường huyết đột ngột: khổ qua có tác dụng giảm đường huyết nên nếu lạm dụng khổ qua sẽ gây tụt đường huyết, gây cảm giác chóng mặt, nhức đầu, choáng váng hoặc thậm chí là ngất.
- Gây nhiễm độc: 2 chất đắng được chiết xuất trong hạt khổ qua đã được chứng minh có thể gây độc cho tế bào gan, đặc biệt đối với trẻ em khi chức năng gan chưa được hoàn thiện. [4]
Khổ qua có nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe và được người dân tin dùng
6Lưu ý khi ăn khổ qua
Đối tượng không nên ăn khổ qua
Khổ qua là một loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng. Tuy nhiên, đối với một số người loại quả này không có tác dụng tốt, đôi khi còn khiến cho bệnh tình ngày càng trở nặng. Những người không nên ăn khổ qua có thể kể đến như:
- Bệnh nhân đang dùng thuốc (tiểu đường, P-glycoprotein): Khổ qua làm giảm lượng đường trong máu nên nó có thể tương tác với các loại thuốc điều trị bệnh tiểu đường, vì thế hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi ăn.[5]
- Phụ nữ mang thai: Khổ qua có thể gây sẩy thai, chảy máu khi mang thai và ảnh hưởng đến khả năng sinh sản. Để đảm bảo sức khỏe cho mẹ và thai nhi thì người mẹ không nên ăn khổ qua.[6]
- Người có thể trạng yếu: Khổ qua có thể cản trở kiểm soát lượng đường trong máu và gây ra một số tác dụng phụ như chóng mặt hoặc ngất xỉu.[6]
- Người bị thiếu men G6PD: Người bị thiếu men G6PD (một bệnh di truyền lặn trên nhiễm sắc thể X) nên tránh ăn khổ qua. Vì chúng có thể làm cho tế bào hồng cầu trở nên bất thường, từ đó xuất hiện các triệu chứng như thiếu máu, đau đầu, sốt, trong trường hợp nghiêm trọng có thể dẫn tới hôn mê.
- Người có vấn đề về gan, thận: Hạt khổ qua chứa chất vicine, một loại độc tố có thể gây ngộ độc với các triệu chứng như nhức đầu, đau bụng và hôn mê.
- Người bị thiếu canxi: Khổ qua trong cơ thể dễ tạo ra chất Canxi Oxalate, chất này có thể ngăn cản sự hấp thu canxi của cơ thể.
Những đối tượng cần lưu ý khi sử dụng khổ qua
Lưu ý khi chọn mua, bảo quản khổ qua
Khi mua khổ qua, bạn nên chọn những quả có vỏ màu xanh đậm, không có vết thâm và có cảm giác nặng tay khi cầm. Quả nên có hình dạng đẹp, không bị méo mó hay dập úng.
Để bảo quản khổ qua, sau khi rửa sạch và lau khô, bạn có thể đặt trong túi nhựa và để trong tủ lạnh trong khoảng 3 – 4 ngày.
Cách bảo qua khổ qua tươi
Lưu ý khi ăn khổ qua
Mặc dù khổ qua có nhiều chất dinh dưỡng nhưng khi kết hợp với một số loại thực phẩm khác, nó có thể trở thành một món ăn gây hại cho sức khỏe. Dưới đây là những thực phẩm kiêng kỵ bạn không nên kết hợp chung với khổ qua như:
- Tôm: Khi kết hợp hai loại thực phẩm này, vitamin C trong mướp đắng có thể làm chuyển đổi hợp chất Asen hóa trị 5 trong tôm thành Asen hóa trị 3 (thạch tín), một chất độc cực nguy hiểm cho sức khỏe.
- Trà xanh: Khổ qua chứa các chất gây kích thích và tăng sản xuất axit dạ dày, trong khi trà xanh chứa catechin có tác dụng chống oxy hóa. Vì thế khi ăn chung, khổ qua có thể làm giảm tác dụng của trà xanh cũng như có thể gây ra vấn đề tiêu hóa như khó tiêu, đau bụng.
- Măng cụt: Khi ăn khổ qua cùng măng cụt, vị đắng của khổ qua có thể làm giảm tác dụng của chất xơ trong măng cụt, từ đó gây ra tình trạng khó chịu, tiêu hóa kém.
- Sườn heo chiên: Khi ăn khổ qua chung với sườn heo chiên, cơ thể có thể sản xuất chất Canxi Oxalate. Chất này có khả năng ngăn chặn quá trình hấp thu canxi trong cơ thể.
Không nên kết hợp khổ qua và tôm trong một bữa ăn
7Giải đáp thắc mắc khi ăn khổ qua
Ăn khổ qua sống được không?
Khổ qua sống là một loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng, đặc biệt là vitamin C và folate. Vỏ khổ qua sống chứa nhiều vitamin C, cung cấp khoảng 87% nhu cầu hàng ngày, hỗ trợ quá trình làm lành các vết thương và tham gia vào hệ thống miễn dịch.
Không những thế, chúng còn chứa folate, một loại vitamin B quan trọng giúp giảm huyết áp, từ đó hạn chế nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
Hiệu quả không ngờ khi ăn mướp đắng sống
Hạt khổ qua có ăn được không?
Hạt khổ qua có chứa các thành phần như saponin, alkaloid, polyphenol giúp hạ đường huyết và kiểm soát lượng đường trong máu. Ngoài ra, hạt mướp đắng có khả năng tiêu diệt tế bào mỡ và ngăn ngừa viêm mô mỡ.
Tuy nhiên, việc ăn hạt mướp đắng cần được cân nhắc và tham khảo ý kiến của chuyên gia dinh dưỡng hoặc bác sĩ để đảm bảo an toàn và hiệu quả.[7]
Hạt mướp đắng sau khi được lấy và đem đi phơi khô
Lá khổ qua có ăn được không?
Một chén lá khổ qua nấu chín cung cấp nhiều canxi và vitamin A hơn so với phần quả nấu chín. Không những thế, lá khổ qua cũng chứa lượng vitamin K dồi dào cho cơ thể.
Tuy nhiên, những người đang dùng thuốc làm loãng máu cần tránh ăn lá khổ qua hoặc uống trà làm từ lá khổ qua, vì vitamin K có thể ảnh hưởng đến tác dụng của những loại thuốc này. [8]
Lá khổ qua còn non được sử dụng làm nguyên liệu nấu ăn
Hy vọng bài viết đã cung cấp những thông tin hiệu quả của việc giảm cân từ mướp đắng. Hãy thêm mướp đắng vào chế độ ăn hàng ngày để tận hưởng những lợi ích sức khỏe đa dạng và hỗ trợ tích cực cho quá trình giữ dáng bạn nhé!