Sữa ong chúa uống như thế nào để đạt hiệu quả tốt nhất?
Từ lâu, sữa ong chúa đã được nhận xét là một trong những thực phẩm thiên nhiên giàu dinh dưỡng, mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe. Thế nhưng, không phải ai cũng biết sữa ong chúa uống như thế nào để đạt hiệu quả tốt nhất. Để hiểu thêm về công dụng cũng như cách dùng sữa ong chúa đúng cách, hãy tham khảo bài viết này.
1. Sữa ong chúa có tác dụng gì?
Trước khi tìm hiểu về cách dùng sữa ong chúa như thế nào, chúng ta phải nắm rõ được thực phẩm thiên nhiên này sở hữu những lợi ích gì đối với sức khỏe. Sữa ong chúa là một sản phẩm do các con ong thợ chăm chỉ tạo ra. Đây là nguồn thức ăn riêng mà ong thợ kiếm về được để nuôi dưỡng ong chúa, hoặc các ấu trùng non được lựa chọn để trở thành ong chúa sau này. Sữa ong chúa rất giàu dinh dưỡng. Nhờ vào nguồn thức ăn bổ dưỡng này là ong chúa thường có tuổi thọ gấp 40 lần so với các con ong thợ.
Thành phần của sữa ong chúa chứa nhiều các hoạt chất có ích cho sức khỏe như vitamin nhóm B, 20 loại acid amin, Omega-3, Lecithin, Protein, chất béo, Carbs,… Vì thế, lợi ích của sữa ong chúa có thể nhắc đến như tăng sức đề kháng, hoàn thiện hệ miễn dịch, làm đẹp da, phòng ngừa và hỗ trợ điều trị nhiều bệnh lý:
- Giảm nồng độ Cholesterol, ngăn ngừa bệnh tim mạch, cao huyết áp, đột quỵ,…
- Chống oxy hóa, kháng viêm tốt, giảm stress hiệu quả, ngăn ngừa lão hóa da.
- Kích thích tuần hoàn máu, gia tăng sản xuất Collagen, hỗ trợ làm lành vết thương và phục hồi da.
- Kiểm soát lượng đường trong máu, phòng ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường.
- Cải thiện trí nhớ, ngăn ngừa bệnh Alzheimer ở người lớn tuổi.
- Giảm các tác dụng phụ của các phương pháp điều trị bệnh ung thư.
2. Sữa ong chúa uống như thế nào?
Như đã nói ở trên, để phát huy tốt các công dụng, bạn cần phải biết cách sử dụng sữa ong chúa. Vậy sữa ong chúa uống vào lúc nào là tốt nhất? Sữa ong chúa uống sáng hay tối? Trong sữa ong chúa chứa nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe. Vì thế, thời gian uống sản phẩm này tốt nhất là vào lúc sáng sớm hoặc vào buổi tối trước khi đi ngủ. Ở hai thời điểm này, cơ thể sẽ hấp thu tốt toàn bộ chất dinh dưỡng chứa trong sản phẩm. Uống sữa ong chúa vào buổi sáng sẽ bổ sung năng lượng cho cả ngày hoạt động. Ngược lại, khi uống vào buổi tối sẽ giúp ổn định giấc ngủ, an thần, giúp bạn ngủ ngon hơn và tràn đầy sinh lực vào sáng hôm sau. Đặc biệt, sữa ong chúa uống trước hay sau ăn đều được.
Hiện tại, sữa ong chúa có hai chế phẩm là dạng lỏng và dạng viên uống. Ở dạng lỏng, sữa ong chúa được khuyên dùng 2 lần/ngày đối với người mới bệnh hoặc đang suy nhược cơ thể. Đối với người khỏe mạnh bình thường, để tăng cường các chức năng sinh lý, họ có thể bổ sung sữa ong chúa 1 lần/ngày, mỗi lần một muỗng cà phê. Nếu muốn dùng sữa ong chúa cho trẻ em, phụ huynh nên tham khảo kỹ ý kiến của bác sĩ.
Còn ở dạng viên, sữa ong chúa uống ngày mấy viên là đủ? Đối với chế phẩm dạng viên, bạn nên uống 1 đến 2 viên/ngày vào sáng sớm hoặc buổi chiều. Sữa ong chúa dạng viên khi uống buổi tối sẽ khiến cơ thể dư năng lượng dẫn đến việc mất ngủ vào ban đêm. Vì thế, bạn nên tránh uống viên sữa ong chúa vào buổi tối sau 18 giờ.
3. Những ai không nên dùng sữa ong chúa?
Ngoài tìm hiểu kỹ về sữa ong chúa uống như thế nào, bạn cũng nên lưu ý các đối tượng được khuyến cáo không nên dùng thực phẩm chức năng này để đảm bảo an toàn về sức khỏe. Dưới đây là các đối tượng tuyệt đối không nên dùng sữa ong chúa:
- Người bệnh hen suyễn: Khi sử dụng sữa ong chúa nguyên chất hoặc tươi, bệnh nhân hen suyễn sẽ dễ bị tái phát các triệu chứng hoặc tình trạng bệnh chuyển biến nặng hơn.
- Bệnh nhân dị ứng phấn hoa hoặc mật ong: Đối với một số người có tiền sử dị ứng phấn hoa hay mật ong, họ tuyệt đối nên tránh dùng sữa ong chúa. Thực phẩm chức năng này có thể khiến họ bị dị ứng nặng nề như nổi mề đay, khó thở, sốc phản vệ.
- Phụ nữ đang trong thai kỳ: Một số thành phần chứa trong sữa ong chúa có thể làm co tử cung, khiến cho không gian phát triển của thai nhi bị thu hẹp. Từ đó, tăng nguy cơ sảy thai hoặc sinh non đối với bà bầu.
Xem thêm:
Những ai nên và không nên dùng sữa ong chúa? Giải thích chi tiết
Nhận biết dấu hiệu dị ứng sữa ong chúa và cách chữa trị
- Người đang bị tiêu chảy: Ngoài các thành phần dinh dưỡng, trong sữa ong chúa vẫn có khả năng còn sót lại nọc độc của ong thợ. Vì thế, người đang gặp vấn đề về tiêu hóa, dạ dày khi ăn sữa ong chúa có thể khiến tình trạng bệnh trở nặng hơn.
Trong bài là những thông tin cần thiết giúp bạn giải đáp thắc mắc “Sữa ong chúa uống như thế nào?”. Đây là một thực phẩm đầy bổ dưỡng, có lợi cho sức khỏe người sử dụng. Tuy nhiên, bạn cũng cần phải tìm hiểu kỹ về sữa ong chúa trước khi dùng để tránh gặp phải các tác dụng phụ không mong muốn.
Bảo Vân
Nguồn: Tổng Hợp