Kiến thức dược liệu

Vì sao có ga và bọt khí trong mật ong? Có phải có ga là mật thật không?

I. Mật ong có ga và sủi bọt là hiện tượng gì?

Thông thường, mật ong nguyên chất sẽ ở dạng lỏng, sánh đặc có màu vàng đậm đặc trưng của mật. Tuỳ vào mật của mỗi loại hoa khác nhau mà độ đậm nhạt của mật cũng sẽ khác nhau. Thông thường, mật ong để nguyên trong chai và bảo quản trong nhiệt độ phù hợp sẽ không bị sủi bọt, có khí ga.

Vì sao có ga và bọt khí trong mật ong? Có phải có ga là mật thật không?

Mật ong bị sủi bọt khí và có ga là hiện tượng tự nhiên rất thường gặp

Tuy nhiên, nếu như bạn rót mật ong ra cốc hoặc chai khác thì có thể thấy một lớp bọt khí ở trên miệng chai hoặc ngay khi mở nắp chai mật ong thấy bọt khí sủi lên trào ra khỏi chai thì đó là hiện tượng có ga và sủi bọt khí ở mật ong.

Thực chất, mật ong có ga là biểu hiện cơ bản khi mật ong đã bị lên men. Một số chai mật ong đậy kín khi bị lên men còn có thể bị nổ chai, chai nhựa bị căng phồng lên, biến dạng. Đa phần mật ong rừng sẽ có khả năng tạo ra nhiều bọt và khí ga hơn hẳn so với mật ong nuôi. Đặc biệt, khi điều kiện thời tiết nắng nóng sẽ khiến mật ong bị lên men nhanh chóng nếu không được bảo quản trong khu vực mát mẻ dưới 35 độ C.

II. Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng có ga và bọt khí trong mật ong

Nguyên nhân chính dẫn đến hiện tượng mật ong có ga và bọt khí là do trong thành phần của mật ong có một lượng nấm men Osmophilic. Đây chính là loại nấm men có khả năng chịu được ở những khu vực có nồng độ đường và muối cao.

Vì sao có ga và bọt khí trong mật ong? Có phải có ga là mật thật không?

Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng có ga và nổi bọt khí của mật ong

Trong mật ong có đến 70 % là đường bao gồm đường glucose và đường fructose mà hàm lượng đường glucose là cao hơn hẳn. Khi nấm men thực hiện chuyển hóa đường glucose thành rượu etylic và sinh ra bọt khí CO2. Và cũng chính lượng khí CO2 này khi thoát ra sẽ gây nên hiện tượng tương tự như ga ở các loại nước giải khát.

Tiếp theo, rượu etylic sẽ bị phản ứng hoá học, chuyển hoá thành axit axetic (giấm) và nước. Trong môi trường nhiệt độ cao sẽ là điều kiện xúc tác khiến cho quá trình chuyển hoá chất trong mật ong diễn ra nhanh hơn.

III. Yếu tố nào khiến mật ong bị sủi bọt và có ga?

Mật ong bị sủi bọt và có ga là hiện tượng hoàn toàn tự nhiên, do các yếu tố khách quan như sau:

1. Mật ong bị lẫn phấn hoa

Với các sản phẩm mật ong tự nhiên do người dân thu hoạch rồi bán trực tiếp ra thị trường sẽ không được xử lý công nghiệp. Do đó dẫn đến tình trạng mật ong vẫn bị lẫn phấn hoa và sáp ong sẽ gây nên hiện tượng có bọt khí. Thông thường trong quá trình mang mật hoa về tổ để làm mật ong thì phấn hoa và nhộng nong sẽ bị dính vào ngòi của ong để tạo ra nhiệt khí gas.

Đối với các sản phẩm mật ong công nghiệp là những sản phẩm mật ong sau khi thu hoạch được xử lý lọc bụi bẩn, phấn hoa và các tạp chất cặn bẩn lẫn trong mật nên rất khó xảy ra hiện tượng sủi bọt khí hay có ga. Tuy nhiên, bạn cần phải chọn mua các sản phẩm mật công nghiệp tại những đơn vị uy tín để đảm bảo mua được mật ong nguyên chất, mật ong rừng thật.

Vì sao có ga và bọt khí trong mật ong? Có phải có ga là mật thật không?

Mật ong bị lẫn phấn hoa cũng là nguyên nhân rất căn bản dẫn tới hiện tượng lên men

2. Điều kiện thời tiết nóng vào mùa hè

Nhiệt độ cao là yếu tố rất cơ bản khiến mật ong bị lên men và sủi bọt. Nhất là ở khu vực miền Bắc của nước ta, vào mùa hè nhiệt độ rất cao có thể lên đến 39- 40 độ nên rất dễ khiến mật ong có gas.

Khi ở nhiệt độ cao, phấn hoa trong mật ong sẽ bị lên men và sinh ra khí gas, khí này gặp môi trường kín cùng với áp suất thay đổi sẽ là điều kiện thuận lợi cho hiện tượng sủi bọt được diễn ra.

Hơn nữa, vào những ngày thời tiết thay đổi đột ngột làm cho nhiệt độ giữa môi trường bên ngoài và môi trường mật có sự chênh lệch về áp suất cũng khiến mật ong sủi bọt, thậm chí còn có thể bị bung nắp, nổ chai mật.

3. Số lượng nấm men chứa trong mật ong

Nấm men là nguyên nhân chính gây ra hiện tượng sủi bọt ở mật ong. Vậy nên nếu như trong mật ong có chứa càng nhiều nấm men hoạt động thì quá trình bị sủi bọt và sinh ra có khí gas diễn ra càng nhanh, cành nhiều.

4. Do loại hoa mà ong lấy mật

Vì sao có ga và bọt khí trong mật ong? Có phải có ga là mật thật không?

Tuỳ vào loại hoa mà ong lấy mật thì hiện tượng bị sủi bọt và có ga cũng sẽ khác nhau

Với mỗi loại phấn hoa sẽ có kết cấu hoá học khác nhau với thành phần dinh dưỡng khác nhau nên mật ong khi được tạo thành cũng có một số thay đổi. Đó cũng là yếu tố khiến khả năng tạo bọt khí của các loại mật ong có sự khác biệt. Ví dụ như: mật hoa nhãn và mật hoa chôm chôm có lượng đường glucose cao nên sẽ có nhiều bọt còn với mật ong bạc hà, mật ong hoa cà phê thì lại ít bọt hơn hẳn.

Ngoài ra với mật ong rừng nguyên chất sẽ dễ bụi sủi bọt và có ga hơn so với mật ong nuôi. Tuy nhiên, mật ong rừng vào tầm tháng 8 là cuối mùa thì ong đã ăn gần hết mật, chỉ còn chút mật có màu nâu sậm thì rất ít khi bị sủi bọt.

Ngoài ra, nếu như khi mật ong chưa chín mà người dân đã tiến hành khai thác thì đó là mật ong non cũng rất dễ bị sủi bọt và có ga.

5. Do va đập, rung lắc trong quá trình vận chuyển

Tương tự như các loại nước ngọt, khi bị rung lắc va đập nhiều thì rất dễ bị sủi bọt khí do gas bị đẩy lên nhiều và mạnh. Với mật ong cũng tương tự như vậy, vận chuyển cũng là một yếu tố gây nên hiện tượng có bọt khí và có gas.

Trong những trường hợp này, trên miệng của chai mật ong sẽ có một lớp bọt khí và rất dễ bị phát hiện. Nếu như người dùng mở nắp ngay thì rất có thể sẽ khiến cho khí gas bị trào ra ngoài. Vì vậy, bạn nên để yên chai mật ong một thời gian khoảng 3-4 tiếng cho bọt khí biến gần hết thì hãy mở nắp chai mật.

6. Hàm lượng nước trong mật ong lớn

Với mật ong nguyên chất hàm lượng nước sẽ dao động trong khoảng từ 16 đến tối đa là 22% tổng số mật và nếu như dưới 19% thì chắc chắn mật ong sẽ không bị lên men, có thể bảo quản trong thời gian rất dài.

Trên thị trường hiện nay có nhiều sản phẩm mật ong bị pha nước nên hàm lượng nước rất cao, làm cho mật ong bị loãng nên khi bị tác động rung lắc rất dễ bị sủi bọt và có khí ga. Hơn nữa, mật ong bị pha nước còn làm ảnh hưởng đến chất lượng mật và thời gian bảo quản ngắn.

IV. Mật ong bị sủi bọt và có ga thì có gây ảnh hưởng gì cho sức khoẻ không?

Vì sao có ga và bọt khí trong mật ong? Có phải có ga là mật thật không?

Mật ong bị sủi bọt và xuất hiện khí ga là hiện tượng tự nhiên, không gây hại cho sức khỏe người dùng

Theo nhiều nghiên cứu khoa học thì khi mật ong bị sủi bọt và có gas tự nhiên thì mọi chất dinh dưỡng vẫn được bảo toàn và kết cấu hoá học hầu như không thay đổi nhiều, không sinh ra các chất độc hại. Do đó, khi mật ong gặp hiện tượng này thì bạn vẫn có thể sử dụng như bình thường mà không phải lo lắng những nguy hại cho sức khỏe.

Tuy nhiên, trên thực tế khi mật ong bị sủi bọt hay có gas thì cũng có thể làm giảm bớt 1 phần nhỏ độ ngon của mật. Vì vậy, bạn cần chú ý bảo quản mật đúng cách và khi phải rót mật ong sang chai khác thì phải rót thật nhẹ nhàng cho mật ong bám vào chai và chảy dần để tránh bị sủi bọt.

V. Cần làm gì khi mật ong bị sủi bọt khí, có gas mạnh?

Khi mật ong bị sủi bọt khí và có ga mạnh, nếu như bạn mở nắp luôn thì rất có thể sẽ làm ga trào ra bên ngoài và mật ong cũng dễ theo đó mà đi ra. Vì vậy, khi phát hiện chai mật ong của mình đang gặp hiện tượng này thì bạn cần xử lý các cách đơn giản nhất đó là:

  • Nếu như mật ong bị sủi bọt khí và có gas mạnh do quá trình vận chuyển bị rung lắc, va đập nhiều thì bạn hãy để chai mật ong nguyên ở 1 vị trí cố định đến khi mật lắng đọng xuống và tan hết bọt thì mới mở nắp để sử dụng.
  • Bạn cũng có thể cho mật ong vào ngăn mát tủ lạnh khoảng 30 phút để nhiệt độ trong mật ong giảm xuống làm tan biến hết bọt. Lưu ý, không để mật ong trong ngăn đá tủ lạnh vì sẽ đóng đông lại rất khó lấy ra để sử dụng.

VI. Cách giảm bớt tình trạng mật ong bị sủi bọt, có ga

Để làm giảm bớt tình trạng bị sủi bọt khí và có gas mạnh của mật ong thì bạn có thể áp dụng những biện pháp như sau:

Vì sao có ga và bọt khí trong mật ong? Có phải có ga là mật thật không?

Các phương pháp làm giảm tình trạng sủi bọt, có ga ở mật ong

  • Bảo quản mật ong trong điều kiện môi trường phù hợp, nhiệt độ mát mẻ và thông thoáng.
  • Bạn nên thường xuyên mở nắp chai mật ong để khí CO2 thoát ra ngoài. Nếu như bạn để lâu, khí CO2 ngày càng nhiều nên khi bạn mở nắp chai rất có thể sẽ bị trào bọt khí qua miệng chai.
  • Không nên đóng nắp chai mật ong quá chặt nhưng vẫn phải đảm bảo đủ kín để chất lượng mật được bảo đảm, không bị vi khuẩn xâm nhập.
  • Khi vận chuyển mật ong bạn cần bọc thật kín, trang bị những túi hoặc hộp chống sốc, tránh bị rung lắc quá nhiều.
  • Khi đổ mật ong vào chai bạn không nên đổ quá đầy vì khi vận chuyển bị rung lắc hoặc vào mùa hè mật ong sẽ nở ra, có bọt khí rất dễ sẽ làm bung nắp chai.
  • Với mật ong nhà làm hay mật ong rừng tự khai thác thì bạn cần vớt bớt phấn hoa, nhộng nong và sáp ong trước khi đóng chai bảo quản để sử dụng dần.
  • Vào những ngày hè, nhiệt độ trên 35 độ C thì bạn có thể bảo quản mật ong trong ngăn mát tủ lạnh nhưng phải đảm bảo trên 20 độ C. Bởi khi nhiệt độ quá thấp sẽ khiến mật ong bị kết dính và đóng đường.

VII. Mật ong có ga có phải là mật ong chuẩn không?

Vì sao có ga và bọt khí trong mật ong? Có phải có ga là mật thật không?

Mật ong có ga và có bọt khí rất có thể là mật ong tự nhiên, mật ong chuẩn

Bạn có thể căn cứ vào hiện tượng sủi bọt, xuất hiện gas trong mật ong để phân biệt hàng thật và hàng giả rất chính xác. Bạn chỉ cần rót 1 chút mật ong vào 1 chiếc cốc rồi khuấy mạnh hoặc lắc mạnh cả chai mật ong nhiều lần nếu như thấy sủi bọt khí thì chắc chắn đó là mật ong thật.

Tuy nhiên, bạn cần lưu ý rằng mỗi loại mật hoa sẽ có hiện tượng sủi bọt khác nhau, nhưng riêng với mật ong hoa nhãn thì sẽ xuất hiện thêm khí gas, còn với các loại mật ong từ các loại hoa khác thì đa phần chỉ sủi bọt, không có gas.

Hơn nữa, cách nhận biết mật ong này chỉ phân biệt được mật ong thật với mật ong giả làm từ hoá chất. Với các loại mật ong bị pha 50 % mật ong hoa thật và 50% nước thì vẫn có thể bị sủi bọt nên chỉ chính xác khoảng 70% chứ không thể khẳng định tuyệt đối.

VIII. Cách bảo quản mật ong sủi bọt khí, có gas

Nếu như biết cách bảo quản mật ong đúng cách thì không chỉ ngăn chặn được hiện tượng bị sủi bọt khí, có ga mà còn giúp kéo dài thời gian sử dụng của mật mà vẫn đảm bảo giá trị dinh dưỡng của mật được bảo toàn.

Vì sao có ga và bọt khí trong mật ong? Có phải có ga là mật thật không?

Hướng dẫn cách bảo quản mật ong đúng cách, không bị nổi bọt khí

  • Nên để mật ong ở những khu vực khô ráo, thoáng mát, tránh ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp và trong nhiệt độ lý tưởng là từ 20-30 độ C.
  • Bạn nên bảo quản mật ong trong chai thuỷ tinh là tốt nhất để cho hơi nước và không khí không làm ảnh hưởng đến chất lượng của mật khi bảo quản.
  • Để mật ong ở vị trí cố định, an toàn và chắc chắn, tránh bị rơi vỡ và phải di chuyển nhiều vì di chuyển cũng là một yếu tố khiến mật ong bị sủi bọt.
  • Không sử dụng các lọ kim loại để đựng mật ong vì có thể gây ra những phản ứng hoá học, oxy hoá làm ảnh hưởng đến chất lượng mật, thậm chí là các chất độc tố có hại cho sức khỏe. Đồng thời, không sử dụng các hộp gỗ, lọ lỗ vì có thể làm ám mùi cho mật ong.

IX. Tổng kết

Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về hiện tượng mật ong bị sủi bọt khí và có ga, hy vọng đã giúp bạn nắm được những thông tin hữu ích và yên tâm sử dụng mật ong ngay cả khi bị hiện tượng này. Ngoài ra, bạn còn phải chú ý khi chọn mua mật ong phải chọn những đơn vị uy tín, chất lượng như IVY HONEY để đảm bảo mua được mật ong nguyên chất chuẩn với mức giá hợp lý nhất.

Related Articles

Back to top button