Tin tức
1. Kcal là gì, có phải là Calo không?
1.1. Kcal là gì?
Kcal là ký hiệu viết tắt của kilocalorie. Theo đó, 1 kilocalorie có giá trị tương đương 1000 Calo. Vậy chính xác thì Kcal là gì? Đây là thuật ngữ có mặt của khái niệm Calo nên muốn hiểu đúng về nó thì trước tiên cần phải có kiến thức nền tảng về Calo.
Vì không biết Kcal là gì mà nhiều người bị nhầm lẫn với Calo
Cả Kcal và Calo đều là thước đo năng lượng được dùng để tính toán nhu cầu năng lượng cần cho cơ thể. Nếu như Kcal là viết tắt của kilocalorie thì Calo là viết tắt của calories.
1.2. Kcal có phải Calo không?
Bản chất của chúng tương tự nhau, chỉ khác là Kcal được dùng để đo lường, tính toán mức năng lượng mà một loại thực phẩm cung cấp và duy trì sự sống cho cơ thể. Mỗi loại thực phẩm sẽ có một hàm lượng Kcal nhất định. Nhờ nguồn kcal này mà cơ thể duy trì được các hoạt động sống.
Khi nói về đơn vị năng lượng thì Calo được nhiều người nghĩ đến hơn là Kcal. 1 lượng Kcal được ước tính năng lượng để 1kg nước tăng nhiệt lên 1 độ C. 1 Calo được ước tính năng lượng để 1g nước tăng lên 1 độ C. Từ đó sẽ thấy được rằng 1 Kcal = 1000 Calo. Thực tế do nhiều người vẫn nhầm lẫn giữa hai khái niệm này nên người ta đã đặt tên cho nó để việc phân biệt trở nên dễ dàng hơn.
Calo là đơn vị được dùng để tính toán năng lượng còn Kcal chỉ là đơn vị của Calo. Việc ghi Kcal thường thấy trên bao bì của sản phẩm thực phẩm với mục đích giúp người dùng tính toán năng lượng để dễ dàng hơn trong việc lên chế độ ăn kiêng, tránh tình trạng nạp quá nhiều calo gây thừa cân hoặc béo phì.
2. Calo có vai trò gì với cơ thể?
Khi đã biết được Kcal là gì thì bạn cũng nên hiểu về tác dụng của Calo đối với cơ thể. Trên góc độ duy trì sự sống rất cần đến năng lượng còn trên góc độ dinh dưỡng thì xác định được lượng calo và năng lượng chứa trong thực phẩm sẽ giúp dễ dàng xác định nên ăn gì.
Calo là nguồn năng lượng rất cần cho hoạt động của cơ thể
Calo trong thực phẩm là sự kết hợp của 3 khối hợp nhất: protein, carbohydrate và chất béo. Khi đo lường năng lượng mà Calo giải phóng khi được đốt cháy ở phòng thí nghiệm, các chuyên gia đã xác định được:
– 1g carbohydrate có thể làm giải phóng 4 calo.
– 1g protein có thể làm giải phóng 4 calo.
– 1g chất béo có thể giải phóng khoảng 9 calo.
Nhờ đó mà khi biết một loại thực phẩm bất kỳ chứa bao nhiêu hàm lượng Calo thì sẽ tính toàn được năng lượng nạp vào cơ thể là bao nhiêu.
Cơ thể muốn duy trì trạng thái hoạt động bình thường phải có calo nên nó rất quan trọng với sức khỏe con người. Nguồn Calo hàng ngày được nạp từ rất nhiều thực phẩm khác nhau nhưng nếu nạp quá nhiều sẽ làm dư thừa năng lượng từ đó tích lũy mỡ thừa và sinh ra béo phì. Trong trường hợp thiếu Calo sẽ khiến cho cơ thể mệt mỏi, thiếu sức sống, gầy còm, ốm yếu, thiếu cân. Do đó, việc cân bằng Calo cho cơ thể luôn là điều cần thiết.
3. Người muốn giảm cân nên đốt cháy Kcal hay chất béo?
Khi bạn đã thực sự hiểu Kcal là gì thì bạn sẽ biết cách xây dựng một thực đơn ăn uống đúng mục tiêu cân nặng của mình. Tuy nhiên, trong quá trình xây dựng thực đơn, không ít người gặp vấn đề giữa cân bằng chất béo và calo. Rất nhiều người cho rằng nguyên nhân tăng cân là do tích trữ chất béo trong cơ thể mà không biết rằng điều này chưa hẳn đã đúng.
Khái niệm chất béo và Calo là khác nhau. Calo là đơn vị năng lượng dành để đo cả một khối thống nhất là protein, chất béo và carbohydrate nên khi dư calo thì cơ thể sẽ tăng cân. Nguyên nhân của tình trạng này là do năng lượng dư thừa sẽ tích tụ lại và lưu trữ bên dưới da với dạng mỡ và cơ. Có một số Calo dư thừa được lưu trữ ở dạng glycogen trong cơ bắp và ở tế bào gan. Nếu glycogen đầy thì phần calo này được lưu trữ dưới dạng mỡ.
Muốn giảm cân thành công thì cần tính toán lượng Calo nạp vào hợp lý
Lượng Calo tích tụ có thể được giảm từ carb ở cơ bắp hoặc từ chất béo thông qua tập luyện. Tuy nhiên, lượng Calo tích tụ từ protein rất khó bị đốt cháy vì nó thuộc dạng protein thực phẩm dùng để xây dựng cơ bắp. Muốn giảm cân hiệu quả thì cần tính toán sao cho lượng Calo tiêu thụ phải lớn hơn so với lượng Calo mà cơ thể nạp vào.
Những loại thực phẩm giàu Calo có thể kể ra như: dầu oliu, bánh gạo, sô cô la đen, lạc, nho khô, thực phẩm từ bơ lạc, trà sữa, mì tôm, đồ uống có ga, bánh mì,… Những thực phẩm ít Calo gồm: rau củ mọng nước, trái cây, rau xanh,…
Những người có nhu cầu giảm cân muốn đạt hiệu quả tốt nhất thì cần cắt giảm lượng calo tổng thể. Các bài tập cường độ cao sẽ làm cơ thể đổ nhiều mồ hôi nên sẽ đốt cháy lượng Calo nhiều hơn so với các bài tập nhẹ nhàng.
Dù mục đích mà bạn hướng tới về cân nặng là gì thì yếu tố dinh dưỡng luôn vô cùng quan trọng. Khi tìm hiểu về vấn đề dinh dưỡng, chắc chắn không thể bỏ qua các thuật ngữ Kcal, Calo,… Tuy nó tương đối đơn giản nhưng khi không hiểu chính xác sẽ dễ nhầm lẫn và tính toán sai khẩu phần dinh dưỡng phù hợp.
Về cơ bản, khi hiểu được Kcal là gì bạn sẽ cân đối được mức năng lượng hợp lý cho sức khỏe và đạt được mục đích giảm cân hay ăn kiêng của mình. Nhờ có điều này mà bạn sẽ dễ dàng hơn trong việc tính toán thực phẩm lành mạnh cho khẩu phần ăn trong mỗi bữa và hạn chế tối đa được tình trạng thừa cân.
Hy vọng rằng những thông tin trên đây sẽ là nguồn tham khảo hữu ích cho bạn trong quá trình chăm sóc sức khỏe, để bạn có được thực đơn khoa học nhất cho mỗi thành viên trong gia đình và cho chính bản thân mình.