Kiến thức tài chính

Giao dịch viên là gì? 5 điều cần biết về nghề giao dịch viên

Có thể chúng ta đã nghe từ “giao dịch viên” hàng ngàn lần nhưng bạn đã biết gì về công việc này? Giao dịch viên là gì, lương có cao không và nhiệm vụ của họ là gì? Hãy cùng đi tìm câu trả lời cho những thắc mắc này trong bài viết sau đây nhé.

Giao dịch viên là gì? 5 điều cần biết về nghề giao dịch viên

Giao dịch viên là gì? Giao dịch viên tiếng Anh là gì?

“Giao dịch viên là những nhân viên ngân hàng làm việc tại quầy giao dịch ở các chi nhánh, phòng giao dịch hay tại các điểm giao dịch của ngân hàng.”

Giao dịch viên được xem là bộ mặt đại diện cho ngân hàng, là người mà khách hàng tiếp xúc đầu tiên khi có các vấn đề liên quan nên không lạ khi vị trí này đòi hỏi cao về ngoại hình, thành thạo nghiệp vụ cùng kỹ năng giao tiếp chuyên nghiệp.

Nhiệm vụ chính của giao dịch viên ngân hàng đó là trực tiếp tiếp xúc với khách hàng để xử lý, giải quyết các nhu cầu của khách hàng từ gửi tiền, rút tiền, chuyển tiền hay uỷ nhiệm chi, thu hộ, mở tài khoản… đến các nghiệp vụ ngân hàng phát sinh tại quầy.

Mô tả công việc giao dịch viên

Để hiểu rõ hơn về giao dịch viên là gì, hãy cùng tìm hiểu công việc cụ thể của họ nhé.

  • Tiếp nhận, hỗ trợ các yêu cầu của khách hàng cũng như giải đáp các khiếu nại tại quầy giao dịch nếu có. Xử lý các công việc cụ thể như gửi tiền, rút tiền, thanh toán, các thông tin về tài khoản…
  • Thông báo đến khách hàng về các sản phẩm, dịch vụ, chương trình khuyến mãi của ngân hàng;
  • Tìm hiểu nhu cầu của khách hàng đang mong muốn để kịp thời hỗ trợ và giải đáp các thắc mắc;
  • Theo dõi, ghi chép, báo cáo và lưu trữ thông tin giao dịch, nguồn cung cấp của ngân hàng và khách hàng để đảm bảo đầy đủ thông tin và chính xác nhất;
  • Duy trì và cân đối các ngăn kéo tiền mặt và điều chỉnh chênh lệch;
  • Giữ khu vực làm việc sạch sẽ, gọn gàng và ngăn nắp đúng phong thái chuyên nghiệp;
  • Xử lý tiền tệ, giao dịch và thông tin bí mật một cách trách nhiệm;
  • Sử dụng phần mềm để theo dõi thông tin ngân hàng và tạo báo cáo;
  • Quản lý tốt và duy trì hạn mức thu, chi và tồn quỹ tiền mặt được giao;
  • Tuân theo các quy định và thủ tục về tài chính và bảo mật của ngân hàng.

Yêu cầu của nghề giao dịch viên ngân hàng là gì?

Nắm vững kiến thức nền tảng trong ngành

Làm việc tại vị trí giao dịch viên đòi hỏi bạn cần trang bị cho mình những kiến thức nền tảng trong ngành cụ thể như:

  • Kế toán Ngân hàng, kho quỹ;
  • Kiến thức về khách hàng, thị trường và ngân hàng cạnh tranh;
  • Hiểu biết về sản phẩm dịch vụ ngân hàng như Luật ngân hàng, phân biệt được tiền thật, tiền giả, thành thạo các văn bản nghiệp vụ và về sản phẩm bán chéo…

Bên cạnh đó, bạn cũng cần trang bị thêm kiến thức về thị trường tiềm năng, tâm lý khách hàng và đối thủ cạnh tranh… để phát triển tư duy và thái độ phục vụ khách hàng tốt nhất.

Xem thêm: Việc Làm Giao Dịch Viên tại Careerlink.vn

Kỹ năng giao tiếp tốt

Có thể thấy nhiệm vụ của giao dịch viên đó là tiếp xúc trực tiếp với khách hàng do đó giao dịch viên cần có thái độ chuyên nghiệp để tạo được thiện cảm với khách hàng.

Trong quá trình hướng dẫn, trao đổi với khách hàng, giao dịch viên cần ăn nói lưu loát, trôi chảy, diễn đạt tốt và biết cách ứng xử khéo léo trước mọi tình huống để tạo cho khách hàng những trải nghiệm tốt nhất.

Khả năng ngoại ngữ

Vị trí giao dịch viên không đòi hỏi trình độ ngoại ngữ quá cao nhưng nếu bạn có khả năng này, nhất là tiếng Anh thì sẽ là một lợi thế.

Ngoại ngữ cần thiết khi có khách hàng là người nước ngoài cần sử dụng dịch vụ của ngân hàng. Ngoài ra đây cũng là điểm mạnh giúp bạn có cơ hội thăng tiến cao hơn lên Hội sở hoặc các vị trí cao trong công việc.

Kỹ năng tin học

Giao dịch viên ngân hàng có phần lớn thời gian là làm việc trên máy tính. Do đó, kỹ năng tin học là rất cần thiết. Một số kỹ thuật cụ thể mà nhiều ngân hàng yêu cầu đó là:

  • Thành thạo Microsoft Office, đặc biệt là Excel;
  • Kỹ năng nhập dữ liệu;
  • Đánh máy nhanh;
  • Sử dụng thành thạo các phần mềm ngân hàng.

Ngoài ra còn có một số yếu tố cần thiết cho một giao dịch viên ngân hàng hoặc tại các cơ sở khác như:

  • Trung thực, cẩn thận, tỉ mỉ;
  • Hoà đồng, có khả năng giao tiếp, tiếp thị sản phẩm là một lợi thế;
  • Thích những công việc ít đi lại;
  • Có thái độ cầu thị trong công việc, biết lắng nghe và kiểm soát tốt cảm xúc.

Cơ hội khi làm giao dịch viên

Được phát triển mối quan hệ rộng rãi

Việc một giao dịch viên phải tiếp xúc trực tiếp với khách hàng mỗi ngày sẽ đem đến nhiều cơ hội mở rộng hơn các mối quan hệ. Nhờ đó, bạn cũng sẽ thuận lợi hơn để phát triển các mặt khác của cuộc sống. Ngoài ra công việc này cũng giúp bạn học hỏi được kỹ năng giao tiếp, thuyết phục và nắm bắt tâm lý khách hàng…

Làm việc trong môi trường trẻ trung, năng động và chuyên nghiệp

Ngân hàng là ngành nghề yêu cầu cao về tính minh bạch và quy trình chuyên nghiệp để mang đến những sản phẩm tài chính chất lượng và chính xác đến cho khách hàng.

Vậy nên khi ứng tuyển vào vị trí giao dịch viên, bạn sẽ được làm việc trong môi trường chuyên nghiệp và sử dụng công nghệ hiện đại nhất. Bên cạnh đó, những bạn làm việc tại vị trí này đa số đều là các bạn trẻ, có tài và ngoại hình ưa nhìn. Do đó mà tinh thần làm việc của bộ phận này cũng luôn ngập tràn năng lượng, mới mẻ và sáng tạo.

Chế độ lương, thưởng và đãi ngộ cực kỳ hấp dẫn

Ngân hàng là nơi có cơ cấu vận hành tương đối ổn định hơn so với các doanh nghiệp tư nhân. Vì thế mà chế độ đãi ngộ, lương thưởng của ngân hàng cực kỳ cao khiến nhiều người mơ ước. Hằng năm, ngân hàng sẽ có những đợt thưởng theo quý, theo chỉ tiêu kinh doanh và thưởng lễ, Tết có thể gấp 3 đến 6 lần lương tháng cố định. Vì thế mà nhiều bạn trẻ rất quan tâm đến các vị trí làm việc trong ngân hàng để có thể được hưởng các phúc lợi hấp dẫn.

Thách thức khi trở thành giao dịch viên

Đi kèm với cơ hội là thách thức, vậy điều khó khăn khi trở thành giao dịch viên là gì.

Yêu cầu về tốc độ và sự chính sách lên đến 100% trong giao dịch

Công việc của của một giao dịch viên là cần phải xử lý các thủ tục liên quan đến tiền nên đòi hỏi phải luôn chính xác tuyệt đối. Bởi vậy bạn sẽ phải đối mặt với áp lực khi các thao tác phải nhanh chóng, chuẩn xác các giao dịch cho khách hàng mỗi ngày, nhất là vào các dịp lễ, Tết.

Áp lực chạy KPI chỉ tiêu kinh doanh

Giao dịch viên được đánh giá dựa vào mức độ hoàn thành chỉ tiêu như số lượng khách hàng vay, huy động vốn… Do đó, để có được mức lương thưởng cao, họ luôn đối mặt với các áp lực này.

Trách nhiệm và rủi ro công việc

Giao dịch viên là người trực tiếp xử lý các giao dịch về tiền, vậy nên đôi khi không tránh khỏi những sai sót khi cần xử lý nhiều yêu cầu trong thời gian ngắn. Hoặc có khi là sự nhầm lẫn trong giao dịch, phân biệt sai tiền thật, tiền giả… Lúc này họ là người phải chịu trách nhiệm cho những sai sót này.

Học ngành gì ra làm giao dịch viên?

Vị trí giao dịch viên không quá kén ngành học nên bạn có thể theo học các ngành liên quan như kế toán, quản trị kinh doanh, tài chính doanh nghiệp… để ra làm giao dịch viên.

Mức lương của giao dịch viên là bao nhiêu?

6-8 triệu đồng/tháng là mặt bằng lương chung cho công việc giao dịch viên. Mức lương này cũng có thể thay đổi tùy vào khả năng của ứng viên và quy mô ngân hàng.

Ngoài mức lương “cứng” này, thu nhập của giao dịch viên còn có cả các khoản thưởng khi đạt KPI. Thế nên mỗi tháng một giao dịch viên làm việc chăm chỉ có thể nhận về khoảng 20 triệu đồng là điều hoàn toàn bình thường.

Qua bài viết trên, hy vọng bạn đã hiểu rõ hơn về nghề giao dịch viên là gì, những cơ hội và thách thức khi bạn trở thành một giao dịch viên. Để tìm các công việc giao dịch viên, hãy truy cập vào CareerLink.vn để tìm kiếm cơ hội phù hợp nhất nhé.

Hồng An

Related Articles

Back to top button