Dầu dừa chứa nhiều chất béo có tốt không?
Theo Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ cho biết, một thìa cà phê dầu dừa chứa:
- Lượng calo: 40
- Chất béo: 4,5g
- Natri: 0mg
- Carbohydrate: 0g
- Chất xơ: 0g
- Đường: 0g
- Chất đạm: 0g
Dầu dừa được tạo ra bằng cách ép chất béo từ “thịt” màu trắng bên trong quả dừa. Khoảng 84% lượng calo của dầu dừa đến từ chất béo bão hòa. Theo các chuyên gia dinh dưỡng giải thích điều này, giống như bơ và mỡ lợn, dầu dừa ở trạng thái rắn ở nhiệt độ phòng, thời hạn sử dụng lâu và có khả năng chịu được nấu ăn ở nhiệt độ cao.
Chất béo bão hòa của dầu dừa được tạo thành phần lớn từ chất béo trung tính chuỗi trung bình hoặc MCT (medium-chain triglycerides). Một số chuyên gia cho rằng cơ thể bạn xử lý chúng khác với chất béo chuỗi dài trong dầu thực vật lỏng, sữa và thịt béo.
Theo Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ cho biết, người dân cần hạn chế chất béo bão hòa không quá 13 gam mỗi ngày, tương đương với khoảng một thìa dầu dừa.
Các nghiên cứu cho thấy, chất béo bão hòa MCT trong dừa có thể tăng HDL (HDL – giúp loại bỏ LDL) hoặc cholesterol “tốt” trong cơ thể và điều này ít gây hại cho sức khỏe tim mạch của bạn hơn chất béo bão hòa trong thực phẩm có nguồn gốc từ động vật như: phô mai, bít tết hoặc các sản phẩm khác có chứa chất béo chuyển hóa. Nhưng dầu dừa cũng làm tăng cholesterol “xấu” LDL (LDL – nguyên nhân hình thành mảng bám làm tắc nghẽn động mạch). Tuy nhiên, dầu dừa có thể làm tăng cholesterol HDL nhưng không có nghĩa là nó tốt cho tim của bạn.
Dựa trên chỉ số dinh dưỡng, dầu dừa không chứa cholesterol cũng như không có chất xơ và chỉ chứa một số vitamin, khoáng chất và sterol thực vật. Sterol thực vật có cấu trúc hóa học mô phỏng cholesterol trong máu và có thể giúp ngăn chặn sự hấp thụ cholesterol trong cơ thể. Tuy nhiên, số lượng dầu dừa được tìm thấy trong một vài thìa quá nhỏ để tạo ra tác dụng có lợi cho cơ thể.