Dinh dưỡng

Sữa đặc bao nhiêu calo? Uống nhiều có bị béo không?

Sữa đặc thường được pha với nước nóng, tùy theo sở thích có thể kết hợp với bánh ngọt hoặc cà phê. Vậy sữa đặc bao nhiêu calo và uống nhiều sữa có béo không là những câu hỏi mà nhiều người thắc mắc khi lựa chọn loại thức uống này. Cùng Nhà thuốc Long Châu giải đáp thắc sữa đặc bao nhiêu calo trong bài viết dưới đây nhé!

Giá trị dinh dưỡng chính có trong sữa đặc

Sữa đặc bao nhiêu calo? Sữa đặc là sản phẩm được làm từ sữa bò tách nước và bổ sung vitamin A cùng các chất dinh dưỡng khác. Sữa đặc có màu sẫm hơn, đặc hơn sữa tươi, vị ngọt dịu, hầu hết các sản phẩm hiện nay trên thị trường đều cho thêm đường.

Sữa đặc có thể bảo quản được lâu và sử dụng được với nhiều cách khác nhau: chấm bánh mì, pha cà phê, nấu ăn, làm sữa chua, sinh tố… Ngoài đường, sản phẩm này còn là nguồn thực phẩm cung cấp protein và canxi dồi dào.

Nếu biết cách sử dụng với liều lượng hợp lý, bạn sẽ yên tâm và không lo ảnh hưởng đến vóc dáng cũng như sức khỏe. Để giảm độ ngọt của sữa, nên pha loãng lượng nước từ 5 – 8 lần.

Sữa Ông Thọ là một trong những sản phẩm quen thuộc của người Việt Nam, là thức uống được truyền từ đời này sang đời khác. Loại nguyên liệu này được sử dụng rộng rãi trong cuộc sống hàng ngày và là sự lựa chọn hàng đầu của người tiêu dùng. Vậy sữa Ông Thọ bao nhiêu calo?

Trong sữa Ông Thọ bao gồm: đường, béo, đạm và một số chất phụ gia khác. Có thể thấy năng lượng mà sữa Ông Thọ cung cấp là khá lớn. Theo đó, thành phần dinh dưỡng trong 100 ml sữa đặc như sau:

  • Calo: 340,9 kcal;
  • Chất béo: 11,3 g;
  • Chất đạm: 4,8 g;
  • Carbohydrate: 55 g;

Có bao nhiêu calo trong sữa đặc?

Để sản xuất sữa đặc từ sữa tươi, sữa được cô đặc để tách 60% nước. Hộp sữa chất lượng tiêu chuẩn sẽ chứa ít nhất 25,5% sữa đặc và 7,9% sữa nguyên kem.

Vì bổ dưỡng hơn và ngọt hơn nên sữa đặc có xu hướng chứa nhiều calo hơn sữa tươi. Nếu bạn muốn một phiên bản ít chất béo, bạn nên mua sữa tách kem.

Đối với sữa đặc có đường thành phẩm, khi chế biến người ta thường cho thêm 40 – 50% đường, cung cấp ít nhất 8% chất béo và 28% sữa. Thực phẩm làm từ sữa này có rất nhiều công dụng như: cải thiện thị lực, tăng cường cơ và xương, cải thiện giấc ngủ, bồi bổ cơ thể…

Sữa đặc chứa khoảng 320 – 340 kcal trên 100 g, tùy thuộc vào loại. Sữa đặc rất giàu protein và canxi, rất có lợi cho cơ thể. Tuy nhiên, sữa đặc có hàm lượng đường cao đòi hỏi người dùng phải điều chỉnh liều lượng phù hợp trước khi uống để không gây tăng cân.

Uống sữa đặc có béo không?

Thành phần chính của sữa đặc là: chất béo, đạm, sữa, đường,… Do đó, uống quá nhiều sẽ nạp vào cơ thể rất nhiều đường và đạm, dẫn đến tăng cân nhanh chóng. Đối với một người bình thường, bạn cần tiêu thụ khoảng 2000 kcal mỗi ngày.

Bạn có thể ước lượng lượng calo trong sữa đặc để đưa vào chế độ ăn phù hợp nhất. Trong khi có nhiều yếu tố khác có thể ảnh hưởng đến thực đơn ăn uống, lối sống và tập luyện của bạn, thì việc lạm dụng sữa đặc sẽ dễ khiến bạn bị thừa cân béo phì. Ngược lại, đối với những người thiếu cân, suy dinh dưỡng thì uống sữa đặc là đáp án phù hợp.

Cách uống sữa đặc không tăng cân

Chúng ta đã biết trong sữa đặc có bao nhiêu calo, vậy uống sữa đặc có béo không? Nếu có thì nên uống như thế nào để không bị tăng cân? Mặc dù thức uống này cung cấp nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe nhưng nó có thể chứa khá nhiều đường, chất béo và calo.

Nếu bạn tiêu thụ đường, chất béo và protein ngoài tầm kiểm soát, cơ thể có thể bắt đầu tích tụ nhiều chất béo hơn ở một số vùng nhất định trên cơ thể, điều này có thể dẫn đến tăng cân.

Nhưng đừng lo, chúng tôi sẽ gợi ý cho bạn một số phương pháp uống sữa đặc không tăng cân như sau:

  • Kiểm soát lượng calo của bữa ăn: Người trưởng thành có cân nặng trung bình cần khoảng 2.000 kcal mỗi ngày, tức là một bữa ăn cần khoảng 667 kcal. Vì vậy, cần kiểm soát lượng thức ăn như sữa đặc khi ăn để tránh dư thừa calo.
  • Kết hợp vận động để đốt cháy calo dư thừa: Nếu bạn chỉ nạp vào cơ thể lượng calo mà không nỗ lực đào thải lượng calo dư thừa thì bạn sẽ tăng cân.
  • Bạn có thể chọn vận động, tập thể dục, hoặc chạy bộ để lấy lại vóc dáng. Nếu bận đi làm, bạn có thể xem và làm theo video hướng dẫn các bài tập toàn thân như cardio và HIIT tại nhà.
  • Không uống sữa đặc ngay sau khi ăn: Vì trước đó cơ thể đã hấp thụ đủ lượng calo cần thiết cho một bữa ăn, nếu uống quá nhiều sữa đặc sẽ ảnh hưởng đến đường tiêu hóa như khó tiêu, đầy bụng…
  • Tránh uống sữa đặc sau 8 giờ tối: Lúc này bạn sẽ ít vận động và chuẩn bị đi ngủ. Việc hấp thụ thêm sữa sẽ làm dư lượng calo trong cơ thể. Bạn có thể uống một ly sữa ấm trước khoảng thời gian này để có chất lượng giấc ngủ tốt hơn.

Dưới đây là lời giải đáp của Nhà thuốc Long Châu cho thắc mắc: Sữa đặc bao nhiêu calo? Hy vọng rằng bài viết này bạn sẽ nắm được cách xây dựng chế độ ăn uống phù hợp nhất với cơ thể. Chúc bạn thành công!

Xem thêm: Sữa tươi trân châu đường đen bao nhiêu calo

Nguyễn Nhung

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Related Articles

Back to top button