Một bát cơm gạo lứt bao nhiêu Calo? Ăn nhiều có béo không?
Bên cạnh giảm cân, gạo lứt còn là một loại thực phẩm rất tốt để ngăn ngừa nguy cơ bệnh tim mạch.
Một nghiên cứu quy mô lớn trên 560.000 người của Yikyung Park và các công sự cho thấy, nhóm những người ăn nhiều chất xơ nhất có nguy cơ mắc bệnh tim, ung thư và đường hô hấp thấp hơn 24-59% so với những nhóm người khác.
Bên cạnh chất xơ, bên trong gạo lứt còn chứa các hợp chất lignans có tác dụng giúp giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh tim. Một chế độ ăn giàu lignans có liên quan đến việc giảm nồng độ cholesterol, hạ huyết áp và giảm xơ cứng động mạch.
Ngoài ra, hàm lượng magie dồi dào có trong gạo lứt cũng đóng vai trò quan trọng hỗ trợ bạn có một trái tim khỏe mạnh. Nghiên cứu của Xuexian Fang và các cộng sự cho thấy, việc tăng cường magie trong chế độ ăn uống giúp giảm 7-22% nguy cơ đột quỵ, suy tim và tử vong.
Một nghiên cứu khác đã chứng minh rằng cứ tăng 100mg magie/ngày trong chế độ ăn uống sẽ giúp giảm tỷ lệ tử vong từ 24-25% do bệnh tim ở phụ nữ.
Giảm lượng đường trong máu
Gạo lứt còn là một loại thực phẩm rất tốt dành cho người bị Đái tháo đường hoặc đang trong chế độ ăn kiêng đường.
Theo nghiên cứu của T Nakayama và cộng sự, những người mắc bệnh Đái tháo đường tuýp 2 được ăn hai phần gạo lứt mỗi ngày đã giảm đáng kể lượng đường trong máu và huyết sắc tố A1c (một dấu hiệu để kiểm soát lượng đường trong máu) so với nhóm người chỉ ăn gạo trắng.
Việc thay thế gạo trắng bằng gạo lứt có thể giúp bạn phòng tránh nguy cơ mắc bệnh Đái tháo đường tuýp 2 ngay từ lúc đang khỏe mạnh.
Trong một nghiên cứu với hơn 197.000 người tham gia, kết quả cho thấy: Chỉ với việc thay thế 50 gam gạo trắng bằng gạo lứt mỗi tuần có giúp giảm 16% nguy cơ mắc bệnh Đái tháo đường tuýp 2.