100g mít bao nhiêu calo? Ăn mít có béo không và ai không nên ăn?
Mít là loại quả quen thuộc được trồng nhiều ở Việt Nam, với mùi vị thơm ngon được nhiều người yêu thích. Tuy nhiên không phải ai cũng biết mít bao nhiêu calo và ăn mít có béo hay không. Cùng Nhà thuốc An Khang tìm hiểu qua bài viết này nhé!
1Mít bao nhiêu calo?
Trong 100g mít tươi chứa khoảng 95 calo. Đây là lượng calo trung bình so với các loại trái cây khác.
Phần thịt mít có chứa hàm lượng chất xơ cao cùng nhiều dưỡng chất khác như: vitamin A, vitamin nhóm B (B1, B2, B6), vitamin C, vitamin D. Ngoài ra mít còn chứa khoáng chất, đặc biệt không có chất béo và cholesterol xấu.
Hạt mít chứa 70% tinh bột, 5,2% protein, 0,62% lipid, 1,4% các chất khoáng và chất xơ.
Trong 100g mít tươi chứa khoảng 95 calo
2Tác dụng của mít
Hỗ trợ sức khỏe tim mạch
Mít không chứa chất béo bão hòa, lại giàu chất xơ nên rất phù hợp với chế độ ăn kiêng được khuyến nghị của Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ. Một chế độ ăn nhiều chất xơ có thể giúp giảm mức cholesterol tới 10%. [1]
Ngoài ra, kali trong mít giúp điều hòa huyết áp, giảm nguy cơ đau tim hoặc đột quỵ [2]. Bên cạnh đó, hàm lượng vitamin C trong mít giúp ngăn ngừa sự bất ổn định của các mảng xơ vữa động mạch. [3]
Mít không chứa chất béo bão hòa, lại giàu chất xơ nên tốt cho tim mạch
Tăng cường khả năng miễn dịch
Vitamin C trong mít giúp tăng cường khả năng miễn dịch. Vitamin C làm giảm tỷ lệ mắc bệnh cảm lạnh thông thường tới 50%. Ngoài ra nó còn là tiền chất của collagen, rất cần thiết cho quá trình chữa lành vết thương. [3]
Hạt mít cũng chứa một loại protein gọi là jacalin. Theo các nghiên cứu, jacalin giúp bảo vệ hệ thống miễn dịch khỏi bị nhiễm HIV, cho thấy tiềm năng điều trị căn bệnh này trong tương lai. [4]
Vitamin C trong mít giúp tăng cường khả năng miễn dịch
Cải thiện giấc ngủ
Một chế độ ăn nhiều magie có thể làm tăng chất lượng giấc ngủ và giảm tỷ lệ mất ngủ, đặc biệt đối với người lớn tuổi có nguy cơ thiếu magie cao hơn. [5]
Trong 100g mít chứa 29mg magie (theo USDA). Tuy không đáp ứng đủ tổng lượng magie được khuyến nghị trong chế độ ăn (300 mg đến 350 mg), nhưng nó có thể giúp bạn dần cải thiện chất lượng giấc ngủ.
Lượng magie có trong mít có thể giúp bạn dần cải thiện giấc ngủ
Tăng cường sức khỏe xương
Ăn mít được khuyến khích vì giúp bổ sung canxi để xương chắc khỏe. Ngoài ra trong mít còn chứa vitamin C và magie giúp cơ thể tiếp tục hấp thu canxi một cách hiệu quả.
Mangan là một vi chất dinh dưỡng cần thiết cho sự hình thành xương. Trong 100mg mít chứa 0,043mg mangan (theo USDA). Tuy không nhiều nhưng mít vẫn là một nguồn cung cấp mangan đầy đủ cho người lớn (chỉ từ 1,8mg đến 2,3mg mỗi ngày).
Ăn mít giúp bổ sung canxi để xương chắc khỏe
Giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2
Ăn mít giúp bổ sung nhiều chất xơ và vi chất dinh dưỡng có lợi, đồng thời giảm lượng calo và chất béo bão hòa nạp vào cơ thể so với việc ăn thịt.
Việc ăn ít chất béo và nhiều chất xơ giúp cải thiện độ nhạy insulin. Điều này có ý nghĩa tích cực trong việc giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2.
Ăn mít giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2
3Ăn mít có béo không?
Mít có vị ngọt nhưng lại chứa lượng chất xơ dồi dào, không có chất béo nên sẽ giúp bạn có cảm giác no lâu hơn. Đồng thời vitamin chứa trong mít còn giúp cải thiện hệ tiêu hoá rất tốt. Do đó ăn mít đúng cách sẽ không gây béo mà còn hỗ trợ giảm cân hiệu quả.
Giàu chất xơ
Lượng chất xơ trong mít khá nhiều, khoảng 1,5g chất xơ trong 100g mít. Chất xơ hấp thụ nước và trương lên trong dạ dày, giúp no lâu và ngăn chặn cơn đói. Điều này giúp giảm lượng calo tổng thể, từ đó hỗ trợ giảm cân một cách hiệu quả.
Chất xơ trong mít giúp no lâu nên hỗ trợ giảm cân
Nguồn cung cấp protein tốt
Mít chứa một lượng protein cao, với 1,72g protein trong 100g mít. Protein làm giảm hormone đói ghrelin và tăng peptide YY – một loại hormone khiến bạn cảm thấy no. Điều này khiến bạn không ăn quá nhiều và giảm lượng calo nạp vào.
Ngoài ra, quá trình tiêu hóa protein khiến lượng calo được đốt cháy nhiều hơn, dẫn đến lượng calo dự trữ trong cơ thể ít hơn. Do đó, protein là yếu tố thúc đẩy giảm cân hiệu quả mà bạn nên tăng cường bổ sung hằng ngày.
Mít chứa nhiều protein giúp giảm lượng calo nạp vào
Ít calo
Chìa khóa để giảm cân chính là một chế độ ăn ít calo. Mít có thể dùng thay thế các loại thịt trong bữa ăn vì nó có lượng calo thấp hơn hầu hết các loại thịt. 100g mít chỉ chứa 95 calo so với 250 calo trong 100g thịt lợn.
Mít chứa ít calo nên thích hợp với các chế độ ăn kiêng giảm cân
Ít chất béo
Mít chứa rất ít hoặc hầu như không chứa chất béo, chỉ 0,64g chất béo trong 100g mít.
Trong mít có hàm lượng vitamin, khoáng chất và chất xơ cao. Ngoài ra, mít chứa hàm lượng chất béo thấp và không chứa chất béo bão hòa cũng như chất béo chuyển hóa. Vì thế, mít được coi là một loại thực phẩm tốt cho tim mạch. [6]
Ăn mít không gây béo do hàm lượng chất béo trong mít thấp
4Cách ăn mít đúng cách mà không sợ béo
Thời gian nên ăn mít
Tốt nhất nên ăn mít sau bữa chính khoảng 1-2 giờ.
Không nên ăn mít khi bụng đói hoặc vào ban đêm vì rất dễ bị đầy bụng, khó tiêu. Hơn nữa, do hàm lượng chất xơ trong mít khá cao nên sẽ gây ra cảm giác khó chịu nếu ăn vào ban đêm.
Nên ăn mít sau bữa chính khoảng 1-2 giờ
Ăn bao nhiêu mít trong một ngày để giảm cân?
Mặc dù ăn mít có thể giúp giảm cân nhưng bạn cần chú ý không nên ăn quá nhiều, do trong mít vẫn chứa một lượng calo kha khá và thành phần chủ yếu của nó là carbohydrate. Bạn nên ăn mít ở một mức nhất định mỗi ngày (khoảng 165g múi mít) để giảm cân và mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.
Không nên ăn quá nhiều mít trong một ngày để giảm cân hiệu quả
4Ăn mít nhiều có tốt không?
Tuy mít mang đến nhiều lợi ích cho cơ thể nhưng nếu ăn quá nhiều mít có thể gây ra một số vấn đề về sức khỏe như sau:
- Hàm lượng chất xơ trong mít cao nên nếu ăn quá nhiều có thể gây chướng bụng, khó tiêu.
- Ăn quá nhiều mít có nguy cơ cao tích tụ kali trong máu, dẫn đến tăng kali máu.
- Ăn nhiều mít còn gây nóng trong người, dễ bị mụn nhọt lở loét.
Ăn quá nhiều mít có thể gây chướng bụng, khó tiêu
5Những ai không nên ăn mít?
Những người mắc các bệnh sau đây cần thận trọng khi ăn mít hoặc tham khảo ý kiến bác sĩ để không gây ảnh hưởng đến sức khỏe:
- Bệnh gan nhiễm mỡ: mặc dù chứa nhiều vitamin và dưỡng chất nhưng trong mít cũng chứa nhiều đường, không tốt cho gan và dễ gây nóng trong người.
- Bệnh suy thận mạn: mít có chứa nhiều kali, do đó cần thận trọng khi ăn đối với những người mắc bệnh thận. Khi cơ thể hấp thụ quá nhiều kali sẽ dẫn đến tình trạng ứ đọng làm tăng kali trong máu, thậm chí có thể gây ngừng tim dẫn đến tử vong.
- Người có sức khỏe yếu: những người bị suy nhược, sức khỏe yếu khi ăn nhiều mít sẽ rất dễ bị đầy bụng, khó tiêu.
Người bị gan nhiễm mỡ và suy thận mạn không nên ăn mít
5Lưu ý khi sử dụng mít
Cách bảo quản mít
Mít chín sẽ chuyển sang màu nâu và rất nhanh hỏng. Nên bảo quản trong tủ lạnh để mít luôn tươi ngon. Nếu được bảo quản tốt trong điều kiện khô ráo và thoáng mát, một quả mít chín có thể để được tới 6 tuần.
Mít sau khi cắt phải được bảo quản lạnh và để tách biệt với các loại thịt sống. Mít đã cắt để được trong tủ lạnh từ ba đến năm ngày.
Nên bảo quản trong tủ lạnh để mít luôn tươi ngon
Người sắp phẫu thuật không nên ăn mít
Một số chất trong mít có thể ảnh hưởng đến các loại thuốc được sử dụng trong quá trình phẫu thuật và khiến bệnh nhân cảm thấy buồn ngủ. Do đó, với người sắp tiến hành phẫu thuật, hãy tránh ăn mít hoặc tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi ăn.
Người sắp phẫu thuật không nên ăn mít
Lưu ý khi ăn mít
- Không ăn mít khi bụng đói hoặc đêm muộn.
- Không ăn quá nhiều mít cùng một lúc.
- Người có tiền sử mắc các bệnh như tiểu đường, sức khỏe yếu, thừa cân… nên hạn chế ăn mít vì nó có thể ảnh hưởng đến sức khỏe.
- Những người dễ bị nổi mụn do ăn mít nên bổ sung nước và rau xanh đầy đủ để cơ thể được mát hơn, hạn chế tối đa nguy cơ mụn nhọt sau mỗi lần ăn mít.
Ăn nhiều mít có thể gây mụn nhọt lở loét
Hy vọng bài viết trên sẽ cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết về giá trị dinh dưỡng và những lưu ý khi ăn mít. Hãy chia sẻ cho người thân và bạn bè cùng biết nhé!
Nguồn: Webmd, Verywellfit, Phablecare, Sở Y tế Nam Định